Nội dung
Đó là số người chết tại Việt Nam do ngộ độc thực phẩm tính từ đầu thế kỷ này. An toàn thực phẩm vẫn còn liên tục bị đe dọa, là một vấn đề bức xúc lớn của xã hội. Quản lý chất lượng thực phẩm tiêu dùng trong nước vẫn còn lỏng lẻo, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân.

Ngày 30/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã phối hợp cùng Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố tổ chức hội nghị chuyên đề về an toàn thực phẩm. Trình bày tham luận tại hội nghị, GS Chu Phạm Ngọc Sơn - Phó chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM - cho biết, tính từ năm 2000 đến nay, cả nước xảy ra 2.683 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 78.061 người bị ngộ độc, với 688 ca tử vong.

Ngộ độc mãn tính mới thật đáng sợ

Trong 6 tháng đầu năm 2014, đã có 56 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể, cấp tính, khiến 1.874 người ngộ độc và 16 người tử vong. Riêng tại TP.HCM, theo báo cáo của Sở Y tế thành phố, tính đến tháng 7 vừa qua, có 3 vụ ngộ độc thực phẩm với 412 người ngộ độc, chưa có ca tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc chủ yếu do thực phẩm nhiễm vi sinh, số vụ ngộ độc hóa chất ít hơn nhưng lại gây tử vong nhiều.

Gần 700 người chết do ngộ độc thực phẩm

Hóa chất công nghiệp và phụ gia thực phẩm bày bán chung với nhau tại các cửa hàng xung quanh chợ Kim Biên, TP.HCM. Ảnh: Đ.Anh

Tuy nhiên, theo ông Sơn, các con số thống kê này mới chỉ thể hiện các vụ ngộ độc tập thể và cấp tính mà thôi. Vấn đề thực phẩm bẩn, kém chất lượng gây hại cho sức khỏe người sử dụng một cách âm thầm, về lâu về dài mới thật sự đáng sợ. Các hóa chất độc hại nhiễm vào thực phẩm, sử dụng lâu ngày sẽ tích tụ có thể gây ung thư, mất trí nhớ… Thế nhưng ngộ độc mãn tính còn rất ít được quan tâm từ người dân cho đến cơ quan chức năng.

Ông Sơn cho biết, hiện tồn tại 2 yếu kém khiến nguy cơ gây ngộ độc mãn tính trầm trọng, đó là việc chưa quản lý riêng và chặt chẽ phụ gia thực phẩm, còn để bày bán chung với hóa chất công nghiệp, tạo điều kiện mua bán hóa chất dễ dàng. Thứ hai, nhiều hóa chất và thực phẩm không rõ nguồn gốc được nhập lậu liên tục với số lượng lớn qua biên giới là một thách thức không nhỏ để bảo đảm an toàn thực phẩm.

Đừng cậy vào báo chí

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM - đồng ý rằng, việc quản lý kinh doanh phụ gia thực phẩm chưa thực hiện triệt để. Có nguyên nhân do người kinh doanh mặt hàng này còn hạn chế về kiến thức, chưa đủ trình độ hướng dẫn cho người sử dụng, dẫn đến việc sử dụng phụ gia trong sản xuất, chế biến thực phẩm còn nhiều vi phạm.

Theo ông Hòa, rất khó kiểm soát chất lượng nguồn thực phẩm vận chuyển vào thành phố. “Khoảng 80% các loại nông sản thực phẩm được tiêu thụ tại TP.HCM do các tỉnh thành khác cung cấp. Việc kiểm soát nuôi trồng tại những nơi này là không thể thực hiện”.

Gần 700 người chết do ngộ độc thực phẩm

Chế biến thực phẩm trong một bếp ăn tập thể dành cho công nhân trong một khu công nghiệp của TP.HCM. Ảnh: Đ.Anh

Việc giám sát hiện chỉ chủ yếu được thực hiện tại 3 chợ đầu mối thông qua kỹ thuật test nhanh và lấy mẫu nhưng số mẫu lấy không nhiều và không mang tính đại diện. “Có trường hợp khi lấy được kết quả xác định lô hàng có hàm lượng dư thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép thì lô hàng đó đã lưu thông ra ngoài thị trường. Nguyên nhân chi cục chưa có kho lạnh nên không thể lưu giữ đối với các lô hàng khi cần làm các test nhanh dương tính”, ông Hòa cho biết.

Ngoài ra, việc kinh doanh, giết mổ gia súc gia cầm không rõ nguồn gốc, không phép vẫn còn tồn tại. Nguồn gia súc gia cầm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng vẫn tiếp tục được vận chuyển về thành phố thông qua các cửa ngõ và các tỉnh lân cận rất khó kiểm soát.

Có nhiều giải pháp được nêu ra, như xây dựng mô hình chuỗi thực phẩm an toàn, nhưng theo GS Chu Phạm Ngọc Sơn, điều quan trọng nhất là bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng vẫn là trách nhiệm và năng lực quản lý của cơ quan chức năng.

“Qua phương tiện truyền thông, tuy người dân ngày càng ý thức hơn về tai hại do sử dụng thực phẩm kém chất lượng, nhưng do hoàn cảnh, không ít người vẫn phải chọn những mặt hàng rẻ, không rõ nguồn gốc. Còn nhà sản xuất thì vì lợi nhuận quá lớn, sẽ sẵn sàng và tiếp tục sử dụng các chất cấm trong chế biến, kinh doanh thực phẩm”, ông Sơn khẳng định. Do đó, theo ông, các biện pháp quản lý nhà nước, tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm, phụ gia thực phẩm vẫn là phương sách hữu hiệu, chứ đừng trông mong vào truyền thông.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Thịt gà bổ không ngờ!

Trong thịt gà có các vitamin A, B1, B2, C, E và nhiều khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt nên không chỉ là thực phẩm khoái khẩu mà còn được dùng làm thuốc.

Xem thêm  

Sống gần xa lộ dễ bị cao huyết áp

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại Học viện Y tế cộng đồng thuộc ĐH Brown mới được công bố trên Tạp chí Hội Tim Mỹ cho thấy môi trường sinh sống gần xa lộ có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm