Nội dung
Trong khi virus là một nhóm malware chuyên biệt với khả năng nhân bản và phát tán nhanh (tương tự các virus sinh học), khái niệm malware bao hàm một phạm vi rộng hơn khá nhiều

Cái tên của các phần mềm bảo mật thường gây bối rối cho nhiều người dùng. Cho dù tên sản phẩm mà ta thường gặp nhất là antivirus, nhưng trên thực tế còn hàng tá các thể loại malware khác trôi nổi trên thế giới mạng. Vậy rốt cuộc các phần mềm antivirus có bảo vệ bạn khỏi các spyware, adware và đủ loại hiểm họa khác? Dù rằng chúng ta đã không còn ở cái thời mà cứ mỗi mẫu virus mới được phát hiện đều được đưa lên trang nhất, thậm chí có người còn đùa rằng chọn giải pháp bảo mật thời nay còn vất vả hơn cả việc bảo vệ dữ liệu khỏi bị phá hoại – đơn giản chỉ vì số lượng sản phẩm quá nhiều. Nhiều người dùng cũng vì mớ bòng bong này mà bỏ cuộc, để ngỏ máy tính trước vô số mối nguy tiềm ẩn.

Hôm nay, hãy cùng chúng tôi rà soát lại những điểm cần lưu ý về sản phẩm bảo mật phổ thông mà chuyên trang Lifehacker đã nêu ra.

Virus và malware những điều không phải ai cũng biết

Phân biệt Virus, Malware, và các mối nguy hiểm trên mạng

Đầu tiên ta cần phân biệt rõ giữa “virus” và “malware”. Trong khi virus là một nhóm malware chuyên biệt với khả năng nhân bản và phát tán nhanh (tương tự các virus sinh học), khái niệm malware bao hàm một phạm vi rộng hơn khá nhiều – để chỉ mọi loại mã không mong muốn trên máy tính của người dùng. Phạm vi của Malware có thể bao gồm virus, spyware, adware, trojan, worm và hơn thế nữa. Tuy nhiên, do một vài năm trước đây các loại virus (và thường là cả trojan, worm) thường được… lên báo nhiều hơn nên phần lớn các công ty cung cấp sản phẩm bảo mật có xu hướng tập trung chiến lược marketing của mình vào các sản phẩm này. Cùng với việc khả năng lây lan và phát tán nhanh của virus khiến chúng dễ dàng xâm nhập máy của một lượng lớn người dùng phổ thông, định hướng cho một dòng sản phẩm chuyên biệt với tên gọi “antivirus” dần dần hình thành.

Virus và malware những điều không phải ai cũng biết

Các công cụ khác tự gán mác “anti-malware” – bất chấp việc sử dụng khái niệm malware vốn có tầm bao phủ rộng nhất – lại thường ít khi nêu chi tiết những hạng mục mã độc mà chúng có khả năng phòng chống. Còn các sản phẩm thuộc dạng “Internet Security” lại thường tập trung chào mời khách hàng với các tính năng bổ sung như anti-spam, firewall, sandbox .v.v… nên các chi tiết về khả năng chống mã độc cũng ít khi được quảng cáo thực sự cụ thể. Vì vậy việc của chúng ta lúc nãy sẽ là cùng tìm kiếm phạm vi bảo vệ của một số sản phẩm thông dụng nhất với người dùng phổ thông trên thị trường hiện nay.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

5 laptop được đánh giá cao của Asus

Có thể nói thương hiệu Asus ngày càng được biết đến nhiều hơn trong thời gian gần đây. Bắt đầu từ năm 2011 với dòng Zenbook cao cấp, công ty Đài Loan cho thấy họ đủ khả năng thiết kế những sản...

Xem thêm