Không giống như những chuyến phượt đi xa, để tới Gò Công bạn có thể di chuyển bằng xe máy, thậm chí là xe buýt. Từ Sài Gòn theo quốc lộ 50 hướng qua Cần Đước – Long An, tới Phà Mỹ Lợi với đoạn đường chỉ khoảng 40km. Phà Mỹ Lợi chạy khoảng 15 phút sẽ qua tới bờ bên kia, đã thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang.
Có sông, có biển, có đồng ruộng và những món ngon rẻ để thưởng thức… Đó là những điều bạn sẽ được trải nghiệm ở Gò Công – Tiền Giang
Đoạn đường vừa xuống phà bạn sẽ bắt gặp các chòi bán trái cây chủ yếu là táo và sơ ri. Tại khu vực này người dân trồng khá nhiều hai loại trái cây đó nên giá cả sẽ rẻ hơn ở Sài Gòn. Bạn chạy xe máy thêm khoảng 15km là tới trung tâm Thị Xã Gò Công.
Để đi vào không mất công mất việc, chúng tôi bắt đầu chuyến đi từ 2h chiều thứ 7, khoảng 15h30, đã xuống tới Gò Công. Sau khi nhận phòng khách sạn để bỏ bớt đồ đạc lại, 16h chúng tôi xuất phát theo tỉnh lộ 862 đi Biển Tân Thành cách Gò Công khoảng 15km. Trên đường đi Tân Thành bạn sẽ được dịp thưởng thức hình ảnh đồng quê với những cánh đồng lúa xanh miên man, và những hàng Cây So Đũa hai bên đường.
Cảnh ruộng lúa hai bên đường.
Hàng cây so đũa.
Làng quê.
Ở Biển Tân Thành có một chiếc cầu dài dẫn ra ngoài biển, ngày thường đi được miễn phí, nhưng nếu vào dịp lễ tết, bạn sẽ phải mua vé tham quan. Ở chiếc cầu này đơn giản là đi xa ra phía biển và ngắm nhìn thiên nhiên. Nếu đi trùng những ngày nước rút, bạn có thể đi xuống bãi biển bên dưới với trò chơi yêu thích là cào nghêu.
Gò Công là vùng đất nuôi nghêu nổi tiếng. Ở Tân Thành có các quán ăn sát bờ biển để bạn vừa tận hưởng gió biển vừa ăn hải sản ngon ngọt. Giá cả cũng khá rẻ, ngày lễ Tết có tăng lên chút xíu nhưng không đáng kể.
Biển Tân Thành.
Các quán hải sản ven biển.
Vừa ăn hải sản vừa ngắm biển.
Các loại ốc.
Nghêu hấp xả đặc sản Gò Công.
Sau khi chén một bụng no nê nghêu hấp xả, tôm sắc nướng, sò huyết cháy tỏi… Chúng tôi lại lên xe quay về Gò Công, đón hoàng hôn trên những ruộng lúa xanh mướt.
Hoàng hôn.
Buổi tối ở Gò Công, bạn có thể tiếp tục khám phá ẩm thực. Ngay chợ Gò Công có bán rất nhiều loại trái cây tươi ngon. Để có bữa tối ấm bụng, bạn có thể đến quán hủ tiếu gà ở đường Đồng Khởi. Bạn chạy qua chợ, rẽ phải qua cầu, khoảng 20m bên tay trái, quán ngay bên cạnh
tiệm cầm đồ Kim Nhựt.
Hủ tiếu tại đây sợi dai, thịt gà ta chất đầy tô, giá dao động từ 15.000 - 30.000 đồng/bát tùy thuộc khách gọi nhiều hay ít gà cho tô hủ tiếu. Lưu ý là quán chỉ mở buổi tối.
Hủ tiếu gà.
Ngoài ra, sau khi đã ăn hủ tiếu, bạn thể quay lại câu cầu mình vừa đi qua để mua me chín chua chua ngọt ngọt ngon tuyệt. Đây là loại me trồng ở Gò công, không phải me Thái nhập khẩu, giá khoảng 80.000 - 90.000 đồng/kg.
Buổi tối ở Gò Công không có nhiều trò chơi nên bạn có thể tiếp tục hành trình của mình với một chuyến "du ngoạn"... ngay bờ Ao Trường Đua chém gió với các món gà, chim cút nướng phục vụ ven ao.
Ao Trường Đua.
Sáng sớm ở Gò Công không khí rất tốt khiến bạn cảm thấy rất dễ chịu, thư giãn. Để có bữa sáng ngon lành, đủ chất bạn có thể ghé quán Bún Măng Vịt trên đường Thủ Khoa Huân, giá cả cũng hợp lý.
Bún măng vịt.
Quán Bún măng vịt.
Ăn sáng xong bạn có 2 lựa chọn, hoặc vô trung tâm uống
cà phê tán gẫu, hoặc mang
máy ảnh thong dong chụp hình nhà cổ, nhà thờ. Trung tâm thị xã Gò Công có một điều làm du khách rất thích đó là tuy là khung cảnh phố xá thanh bình, còn lưu giữ được rất nhiều những ngôi nhà xưa cổ mái ngói, với những hàng cau cao vút.
Những hàng cau.
Ngôi nhà xưa bỏ hoang trên đường Nguyễn Trãi.
Ngôi nhà xưa gần 100 tuổi số 76 Trần Hưng Đạo.
Ngoài ra có một số
địa danh có thể tham quan: Nhà Văn Hóa Gò Công, Đình Trung Gò Công, Mộ Trương Định, Lăng Hoàng Gia…
Đình Trung Gò Công.
Nhà thờ Thánh Tâm.
Gần hết buổi sáng, chúng tôi quay về trả phòng khách sạn và chuẩn bị lên đường về. Sài gòn đón chào vào lúc 16h chiều, vậy là bạn đã có một chuyến đi ngắn thú vị.
ST: hayabusa
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet