tuyến đường thông từ Hòa Bình qua Mai Châu, Co Lương sang với bên kia Tây Thanh Hóa.
Những đồng lúa mướt xanh dập dềnh lướt qua trong ánh hoàng hôn cuối chiều. Nhiều người biết đến đoạn đường chạy từ Co Lương này vì đây là điểm bắt đầu vào với khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Pu Luông – nơi đã trở thành điểm đi trekking lý tưởng của cánh du lịch bụi vào mỗi mùa lúa chín.
Đoạn rẽ bắt đầu từ chợ Co Lương, bản gần nhất trên con đường có tên Thanh Sơn, cách ngã rẽ hơn 10 km. Những bản làng bình dị đầu tiên lướt qua cũng là lúc những rừng tre đầu tiên xuất hiện. Suốt dọc con đường độc đạo là những rừng tre bạt ngàn, và bên kia sông Mã cũng một màu xanh của những cánh rừng tre. Cách khu chợ tại bản Mau không xa, một chiếc cầu tre vắt ngang qua đoạn sông cạn.
Đường là những tảng đá hộc xếp chồng lên nhau, những dải đất đỏ mà nếu chẳng may gặp trời mưa sẽ trơn như đổ mỡ làm xe chỉ trực trượt bánh, những dải cát trượt ngoằn nghèo vài trăm mét với một bên là vực thẳm sâu hút và một bên là vách núi dựng đứng.
Thời tiết tốt nhất để đi con đường này vào khoảng đầu tháng 5, khi những cây phượng bắt đầu nở hoa rạng rỡ và tre tốt tươi sau những đợt mưa xuân. Tầm tháng 11 - 12, khi trời đã hết mưa bão và tre ngả sang màu vàng la đà.
Cách quãng chừng mươi, mười lăm km mới có một bản nhỏ, lác đác vài quầy tạp hóa bán đủ mặt hàng thiết yếu từ bánh kẹo, mì tôm, trứng gà cho đến bột giặt. Những bản làng lần lượt lướt qua mang những cái tên rất địa phương: bản Mau, bản Tà Chánh, bản Kít, bản Nàng, bản Xì Lô, bản Chiềng Nưa, bản Cha Lan, bản Póc... Người dân đến sống trên con đường mòn này đa phần là người từ dưới xuôi lên, một số là người Thanh Hóa, số khác là người Thái sống ở Co Lương.
Con đường được người dân trong vùng gọi là đường Suối Muống, vì con suối nhỏ nằm vắt ngang qua sông Mã gần đó mang cái tên giản dị này.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet