Nội dung
Gần đây, người dân miền tây đã khai thác được thêm nhiều món ăn dân dã, nhưng lại trở thành món khoái khẩu của hầu hết khách du lịch. Đặc biệt ghé về an giang để được cùng lai rai món "khô nhái" hay còn được gọi với cái tên mỹ miều là "vũ nữ chân dài" đang được nhiều người ưa thít.

Về vùng sông nước An Giang mà nhắc đến “vũ nữ chân dài” thì ai ai cũng biết đến nó, bởi vị vừa lạ vừa ngon, là tâm điểm của nhiều dân ăn uống vùng sông nước. Tuy nhiên, ít ai biết loại khô này đang dần dần hình thành và phát triển giúp hàng chục hộ gia đình nghèo có cuộc sống tốt hơn, nhưng cũng không ít khó khăn.

Về an giang thưởng thức khô vũ nữ chân dài
khô nhái đang được phơi nắng​

Chúng tôi có dịp ghé thăm gia đình anh Võ Văn Liền, (sn 1973, ấp Vĩnh Hạ - xã Vĩnh Trung – huyện Tịnh Biên). Anh được xem là người gắn bó với nghề trong nhiều năm liền ở địa phương từ khai thác đến chế biến loại đặc sản này.

Gia đình anh Liền thuộc diện hộ nghèo nên quanh năm sống bằng nghề thuê mướn và bán bánh tráng khắp các chợ trong huyện Tịnh Biên. Trong một lần tình cờ bán hàng tại chợ Tịnh Biên, anh thấy một Việt kiều Campuchia thu mua nhái tươi nên hỏi thăm thì biết để làm khô, xuất sang Campuchia.

Thấy vậy, anh bỏ nghề bán bánh tráng mà về nhà rủ các anh em bắt nhái để bán kiếm tiền. Sau nhiều lần thấy người chủ thu mua nhái lột nhái, chế biến rồi phơi khô nên anh Liền đã mày mò làm thử.

“Tôi phải xem lén nhiều lần lắm nên tôi về nhà làm xong thì ăn thấy giòn, ngon nên tôi mừng lắm. Từ sau lần đó, gia đình quyết định không bắt bán nữa mà tự làm ra để bán lẻ cho mọi người trong xóm” – anh Liền nhớ lại nói.

Về an giang thưởng thức khô vũ nữ chân dài

Theo anh Liền, gia đình anh đã làm nghề khô nhái này được gần 4 năm nay. Ban đầu các thành viên trong gia đình đi bắt nhái vào ban đêm rồi đến sáng ra tiếp tục lột nhái, chế biến nhái bằng cách thêm gia vị như tiêu, đường, bột ngọt, ớt, nước mắm,… sau đó thì đem phơi hai nắng (2 ngày – PV) thì có thể sử dụng được.

Tuy nhiên, nếu trời không có nắng thì phải “sấy” bằng lo than để nhái khô và ngon giống như nắng, nếu không sẽ không kịp giao hàng.

Dần dà món “mồi” này đã thu hút đông khách và ngày càng có nhiều chủ quán, nhà hàng, khách sạn trong và ngoài tỉnh như Cần Thơ, Long Xuyên, Đồng Tháp,… đặt mua. Vì thế nên gia đình anh đã đặt lại hàng “tươi” với khoảng 30 hộ dân trong vùng để thu mua nhái.

“Nếu lột da nhái xong thì bán lại cho tôi được 50.000đ/kg, còn không lột thì tôi mua khoảng 27.000đ/kg. Bình quân vào thời điểm nhái nhiều (tháng 7 - tháng 8 âm lịch), mỗi đêm người bắt nhái có thể kiếm từ 200.000-500.000đ/người” – anh Liền cho biết.

Cả xóm rủ nhau đi săn “vũ nữ chân dài”

Thấy lợi nhuận cao, dễ làm, hút hàng nên xung quanh khu vực gia đình anh Liền cũng “bắt chước” làm nghề khô này ngày càng đông. Giờ đây, đã có gần chục hộ làm nghề này, khiến “nguồn cung” ngày càng khang hiếm hơn. Vì vậy, nhiều dân nghèo xã Vĩnh Trung đã mở rộng phạm đi săn “vũ nữ chân dài” không chỉ bó hẹp trong huyện Tịnh Biên, nhiều người còn mở rộng địa bàn soi nhái sang các huyện lân cận như Tri Tôn, Châu Phú (An Giang), Hòn Đất, Kiên Lương (Kiên Giang) v.v…

Chị Võ Thị Rỡ - em gái anh Liền - cho biết: “Các chủ nhà hàng từ Châu Đốc đến TPHCM tham quan lễ hội đua bò ở đây. Khi thấy loại khô này đã liên kết đặt hàng nhiều lắm, chỉ sợ nhái tươi không có để làm khô thôi”.

Về an giang thưởng thức khô vũ nữ chân dài
Ông Liền đang cầm dụng cụ bắt nhái.​

Tuy nhiên, hầu hết người soi nhái đều là hộ nghèo, không nghề nghiệp ổn định. Họ chỉ sống vào việc soi nhái để bán làm khô và soi nhái bán cho người cắm câu nên cuộc sống phần nào cũng vất vả. Về lâu dài, nghề chế biến “vũ nữ chân dài” này cần được hình thành thương hiệu, hình thành làng nghề và được sự hỗ trợ của ngành chức năng sẽ trở thành đặc sản vùng miền biên giới An Giang.

Theo St​

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Phở cuốn làng Ngũ Xã

Cũng thịt bò, bánh phở, rau thơm... nhưng không phải thái sợi bánh nhỏ ra chan với nước dùng mà để miếng vuông cuốn lại như nem. Người từ nơi xa đến biết tiếng phở cuốn thế nào cũng phải ghé qua nếm thử.

Xem thêm  

Quán cuối tuần: Chả cá Hà Nội

Quán khá ấn tượng với bảng hiệu làm từ tấm gỗ hình một con cá. Nội thất được trang trí với những bức tranh sơn dầu phố phường Hà Nội. Thực khách đến đây còn được nghe văng vẳng giai điệu ả đào.

Xem thêm  

Trám - đặc sản dân dã

Trám có vào mùa cuối tháng 7 đầu tháng 8. Trám có thể nhồi thịt, kho cá hoặc đem om cũng vẫn giữ vị bùi, béo. Bát cơm gạo mới trắng tinh có mấy miếng trám đen kho cá là cả một bữa tiệc đồng quê.

Xem thêm  

Tứ xứ bánh canh

Bánh canh được làm chủ yếu từ bột gạo, một số nơi ở miền nam có thêm bánh canh làm bằng bột lọc. Tại Huế có hai loại là bánh canh Nam Phổ và bánh canh cá tràu, tức cá lóc. Cách làm sợi bánh cũng như nước dùng của hai loại này khác nhau nhiều.

Xem thêm