Nội dung
Tuy có hình dạng 'kỳ dị', hải sâm hay cá dương vật đều có thể chế biến thành những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.
Nhiều người săn lùng những sản vật được coi là "thần dược" để cải thiện khả năng sinh lý.

1. Tu hài
Những du khách đam mê hải sản khi đi biển thường khó bỏ qua món tu hài ăn vừa thanh mát lại có vị ngọt riêng và giá trị dinh dưỡng cao. Ở nước ta, tu hài có rất nhiều ở các vùng biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Khánh Hòa... và được biết đến là một loại hải sản cho giá trị kinh tế cao.
Khám phá những món ăn có hình dạng giống của quý
Những con tu hài lớn. Ảnh: Fat-of-the-land.

Các món ngon từ thịt tu hài là nướng mỡ hành, nấu cháo, luộc, hấp chua cay...  Đây là một món ăn dễ chế biến. Tu hài sau khi mua về, ngâm trong nước vo gạo để bớt vị mặn cũng như nhả hết bùn đất, sau đó ngâm qua nước ấm rửa sạch rồi chế biến.
Tu hài còn có tên gọi khác là ốc vòi voi hay con thụt thò, sống dưới lớp cát nông ở biển. Nếu nhìn thấy những con tu hài to, còn sống, chắc hẳn nhiều du khách sẽ giật mình. Nhìn qua, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh bộ phận nhạy cảm của đàn ông. Nhiều vùng biển trên thế giới, tu hài có thể dài tới cả mét vì có con nặng tới 4-5 kg.
Tu hài là loài nhuyễn thể, được ca ngợi là loài hải sản sống thọ đến 160 năm. Nhiều người săn lùng món ăn này với hy vọng cải thiện khả năng sinh lý.

2. Sá sùng
Được nhiều người coi là món ăn thần dược "chồng ăn - vợ thích", sá sùng được rất nhiều người săn lùng bởi công dụng đặc biệt ấy. Có nhiều ở các vùng biển Việt Nam như Quan Lạn (Quảng Ninh), Lý Sơn (Quảng Ngãi), sá sùng còn mang nhiều tên gọi khác nhau như sâm đất, bi bi, con cạp đất... cho giá trị kinh tế cao.
Hình dạng bề ngoài của sá sùng gợi nhiều liên tưởng, có da trơn nhẵn, thay đổi theo màu sắc môi trường. Khi còn tươi, sá sùng có độ dài khoảng 5-10 cm,  có con dài đến 15-40 cm, đường kính 20 cm, nặng từ 1-3 kg. Khi bị bắt lên khỏi mặt biển, chúng thu mình lại.
Khám phá những món ăn có hình dạng giống của quý
Sá sùng cho giá trị kinh tế rất cao. Ảnh: Vjtadventures

Công dụng của loài này cũng khiến nhiều người ngỡ ngàng. Thời xa xưa, sá sùng được khai thác để làm cống vật cho vua quan, được coi là hải sản quý hiếm. Theo Đông y, nó có tác dụng như một vị thuốc cường dương, tăng sinh lực, có thể dùng để chế biến để làm thuốc bằng cách ngâm nước muối, luộc chín, phơi khô. Muốn ăn thì đem luộc lần nữa rồi cắt thành từng miếng nhỏ nấu với thuốc Bắc hoặc hầm cùng gà ác.
Ngoài ra, sá sùng còn được sử dụng cả lúc còn tươi như nấu canh, xào giá đỗ hay rang. Trong món phở truyền thống, để làm ngọt nước dùng, ngoài ninh xương bò, người ta còn cho thêm sá sùng, rất thơm và ngọt nước.
3. Cá dương vật
Nhiều du khách yêu thích món ăn Hàn Quốc sẽ được thưởng thức món ăn lạ và độc này. Hình dạng của loài cá này rất độc đáo đúng như tên gọi của nó, thường có màu hồng thịt, làn da trơn tuột, có vài phần phình to trên thân người. Người ta thường chế biến thành nhiều món ăn ngon từ loài cá này như  nấu chín, xào cùng các loại rau... Ở Hàn Quốc, người ta thường rửa sạch, thái lát để ăn sống, ăn kèm với muối và dầu mè.
Khám phá những món ăn có hình dạng giống của quý
Cá dương vật chế biến thành món ăn rất ngon. Ảnh: Infoniac
 
Nhiều người rất thích thú bởi vị cá giòn, dai và thơm ngon không kém các loại hải sản đặc biệt khác như sò, hàu tươi... Cá dương vật xuất hiện nhiều ở các vùng biển Hàn Quốc và Nhật Bản.
Anh Phương
vnexpress.net

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Phở cuốn làng Ngũ Xã

Cũng thịt bò, bánh phở, rau thơm... nhưng không phải thái sợi bánh nhỏ ra chan với nước dùng mà để miếng vuông cuốn lại như nem. Người từ nơi xa đến biết tiếng phở cuốn thế nào cũng phải ghé qua nếm thử.

Xem thêm  

Quán cuối tuần: Chả cá Hà Nội

Quán khá ấn tượng với bảng hiệu làm từ tấm gỗ hình một con cá. Nội thất được trang trí với những bức tranh sơn dầu phố phường Hà Nội. Thực khách đến đây còn được nghe văng vẳng giai điệu ả đào.

Xem thêm  

Trám - đặc sản dân dã

Trám có vào mùa cuối tháng 7 đầu tháng 8. Trám có thể nhồi thịt, kho cá hoặc đem om cũng vẫn giữ vị bùi, béo. Bát cơm gạo mới trắng tinh có mấy miếng trám đen kho cá là cả một bữa tiệc đồng quê.

Xem thêm  

Tứ xứ bánh canh

Bánh canh được làm chủ yếu từ bột gạo, một số nơi ở miền nam có thêm bánh canh làm bằng bột lọc. Tại Huế có hai loại là bánh canh Nam Phổ và bánh canh cá tràu, tức cá lóc. Cách làm sợi bánh cũng như nước dùng của hai loại này khác nhau nhiều.

Xem thêm