Nước cũng có thể bị “thiu”
Nhắc đến “thiu”, thường bạn sẽ chỉ nghĩ đến thực phẩm, tuy nhiên, một nghiên cứu được công bố trên Dailymail khẳng định: nước lọc đun sôi để nguội hoàn toàn có thể bị “thiu” nếu để qua đêm. Theo đó, khi để qua đêm, nước sẽ hấp thu CO2 và biến đổi thành axit carbonic (H2CO3). Vì thế, nếu chú ý, bạn có thể cảm nhận được rằng: cốc nước để qua đêm sẽ mang một vị khác, cụ thể là có chút gì đó hơi chua.
Không chỉ vậy, nước để qua đêm cũng sẽ bị vi khuẩn tấn công – nguyên nhân tiếp theo gây “thiu”. Lý giải về điều này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: trong nước vốn có chứa nhiều vi sinh vật. Khi đun sôi, chúng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, đồng thời bị phân rã tạo thành chất hữu cơ trong nước và tạo thành nguồn thức ăn dồi dào cho những vi sinh vật ở ngoài. Lúc này, nguy cơ tái nhiễm rất lớn khiến nước bị thiu và do đó, vi khuẩn tăng lên gấp bội.
Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, về bản chất, nước đun sôi 100 độ C đã diệt được vi khuẩn, nhưng nếu để nguội trên 2 giờ thì vi khuẩn sẽ xuất hiện trở lại, sau 24 giờ thì lượng vi khuẩn đã tăng lên rất nhiều. Nếu cứ đổ chồng nước cũ vào nước mới với nhau sau khi đun, bạn vô tình sẽ làm số lượng vi khuẩn trong nước tăng lên nhanh chóng, dễ sinh ra nấm mốc , gây hại cho cơ thể.
Cũng chính bởi lý do này nên các thủy thủ ngày xưa khi phải bôn ba trên biển dài ngày, họ thường dự trữ bia hoặc rượu rum trên tàu thay vì nước. Nguyên nhân là bởi bia và rượu là những môi trường vi khuẩn không thể phát triển được.
Nước để càng lâu, nguy cơ ung thư càng lớn
Không chỉ bị “thiu”, nước đun sôi để lâu ngày sẽ biến thành nước “cứng” – nước có hàm lượng kim loại cao.
Lý giải trường hợp này, các chuyên gia cho rằng: trong quá trình sôi, nước bốc hơi không ngừng khiến nồng độ axit nitrat (chất gây ung thư ở người) và các kim loại nặng vốn có trở lên đậm đặc hơn. Không chỉ vậy, theo thời gian, lượng nitrat cũng sẽ tự sản sinh thêm trong nước. Cụ thể, sau một ngày, mỗi lít nước đun sôi để nguội có thể sản sinh 0,004mg muối axit nitrat, để sau 3 ngày lượng nước muối này là 0,011mg và sau 20 ngày có thể lên đến 0,73mg. Do đó, uống nước càng để lâu, nguy cơ ung thư là càng lớn.
Không chỉ bị thiu hay “dồi dào” kim loại, cũng như tiềm ẩn nguy cơ ung thư, nước để lâu ngày còn bị thiếu oxy và nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe. Bởi lẽ, theo thời gian, các chất này sẽ bị tan biến trong môi trường nước. Khi đó, nếu uống loại nước này, cơ thể sẽ bị đầy bụng, khó tiêu. “Nếu uống nước đun sôi để nguội sẽ thiếu lượng oxy sẽ gây cản trở vi sinh vật trong đường ruột phát triển. Lượng oxy này khá cần thiết vì người ta chỉ có thể đưa oxy vào phổi chứ không đưa vào ruột”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết.
Chính bởi những lý do trên, các chuyên gia cảnh bảo, bạn chỉ nên uống nước đun sôi để nguội trong vòng một ngày, không để sang ngày hôm sau. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không đun nước để dùng cho cả tuần. Ngoài ra, để cơ thể tránh nhiễm khuẩn, nước dùng để đun phải được đảm bảo là nguồn nước sạch sẽ.
Cuối cùng, bạn không nên dùng các loại bình làm bằng nhựa tái chế để đựng nước sôi, tốt nhất là dùng bình thuỷ tinh, vừa sạch sẽ, vừa an toàn. Bạn cũng nên nhớ, nước phải được đựng trong bình có nắp đậy kín và có vòi xả mỗi lần lấy nước.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet