Bách bệnh tiêu tan
Vải là một loại quả đặc trưng cho mùa hè ở các quốc gia miền nhiệt đới. Trong tiếng Hán - Việt, loại quả này được gọi là “lệ chi”. Ở nước ta, vải đã có từ rất lâu, chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền Bắc như Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên,…
Vào thời xưa, vải luôn là một trong những thức quả được xem trọng, chỉ có vua chúa quý tộc mới thường được ăn. Trong sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, quả vải được hết mực khen ngợi, đề cao: “Mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như giáng tuyết”.
Theo kết quả phân tích của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong 100g vải có: 81,76g nước; 0,83g đạm; 1,3g chất xơ; cùng hàng loạt các vitamin và khoáng chất như vitamin C, Fe, Ca.. Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào như vậy, vải được coi là món quà quý từ thiên nhiên có thể chữa bách bệnh. Công dụng của quả vải có thể kể ra như sau:
chữa suy nhược thần kinh và thể lực, kể cả liệt dương
Để phục hồi sức khỏe, bạn ngâm 500g-1.000g vải tươi vào một lít rượu trong 7-10 ngày. Sau thời gian này đem ra uống vào chiều tối, mỗi lần 25-30ml.
Công dụng này cũng có tương tự với quả vải khô. Tuy nhiên, bạn không cần ngâm rượu mà ăn trực tiếp 10 quả vải khô vào mỗi chiều tối trong khoảng 1-2 tháng, tốt nhất vào các mùa mát lạnh thu đông. Cứ kiên trì, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Giảm đau
Để giảm đau người ta dùng hạt quả vải to, bổ đôi, đồ qua nước sôi rồi phơi khô, giúp giảm đau, sưng tinh hoàn, hệ thống thần kinh, dạ dày, thoát vị bẹn, giảm sưng các tuyến trong cơ thể. Liều dùng: mỗi ngày 3-6g dưới dạng thuốc sắc. Trường hợp tinh hoàn đau có thể dùng hạt vải, vỏ quýt xanh, quả hồi, 3 thứ bằng nhau, sao vàng tán nhỏ, rây bột uống mỗi ngày 8g với rượu.
Chữa đau bụng
Vải là loại quả chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng rất tốt cho hệ thống tiêu hóa, hạn chế nguy cơ mắc bệnh táo bón, tiêu chảy. Ngoài ra có thể dùng hạt vải đốt (không cháy thành than) sau đó nghiền pha vào rượu uống (6g/ngày) hoặc dùng vỏ quả vải, ô mai, ổi, mỗi loại 10g sắc uống sẽ có tác dụng chữa tiêu chảy.
Chữa đau răng
Dùng múi vải giã nát với ô mai tạo thành cao, sau đó đắp lên vùng đau. Ngoài ra, giã nát múi vải, bổ sung hồ nếp cán thành cao dán lên mụn nhọt cũng có tác dụng ngoại mong đợi.
Tăng tuần hoàn máu
Cùi quả vải có chứa nhiều hợp chất hữu ích giúp máu tuần hoàn. Nếu ăn vải thường xuyên sẽ giúp máu tuần hoàn tốt, tốt cho người bị suy nhược. Cùi vải khô là thuốc bổ nguyên khí có lợi cho sức khỏe phụ nữ và nhóm người cao niên. Theo nghiên cứu thì vải có tác dụng hạn chế tắc nghẽn mạch máu, phá hủy tế bào và giảm nguy cơ đột quỵ hơn 50%.
Chữa khản giọng
Khi bỗng dưng giọng bị khàn, bạn hãy nhai và ngậm cùi vải khô. Cách này không chỉ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng mà còn có tác dụng bảo dưỡng thanh đới, rất phù hợp với những người thường xuyên phải diễn thuyết trước đám đông. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là không dùng cách này khi có viêm nhiệt, kèm răng lợi chảy máu.
Làm hết nấc
Khi bị nấc liên hồi không dứt, ngay cả khi đã dùng một số mẹo dân gian như uống 7-9 ngụm nước nhỏ, bạn có thể chữa nấc bằng cách: vải cả quả đốt thành than, tán bột, hòa với nước nóng uống. Hiệu quả sẽ tức thì.
Ăn nhiều vải mùa nóng lợi hay hại?
Vải có vị ngọt rất hấp dẫn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý khi ăn vải không nên ăn quá 10 quả một lần, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt…
Với trẻ em, hệ tiêu hóa còn yếu, dó đó bạn cần cho bé ăn một lượng vừa phải, không nên chiều con mà để bé ăn quá nhiều. Mỗi lần chỉ nên cho bé ăn khoảng 100g vải tươi (khoảng 4 – 6 quả).
Ngoài ra, khi ăn vải, nếu bạn ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoài cơm vải). Như thế sẽ không bị sinh hỏa. Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.
Bên cạnh đó, trước khi ăn vải, bạn có thể uống chút nước muối hay trà thảo mộc lạnh, canh bí đao, chè đậu xanh để phòng trừ sinh hỏa.
Cuối cùng, bạn nên ăn vải sau khi ăn cơm vì lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn cần thiết nên sẽ không lo bị nóng.
Ai không nên ăn vải?
Tuy vải có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu có 3 bệnh sau thì không nên ăn vì không những vải khiến cho bệnh nặng thêm mà còn gây biến chứng:
- Người dễ nhiễm cảm
- Người đang mắc bệnh có đờm
- Người đang bị thủy đậu
Ngay cả đối với người bình thường thì ăn quá nhiều vải sẽ bị váng đầu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh.
Không ăn nhiều bởi người khi ăn quá đà những loại quả này đã nảy sinh những triệu chứng như nóng, nổi nhiều mụn, đau đầu, choáng váng…
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet