6. Không bị cuốn theo tốc độ
Xe hai bánh là thứ dễ khiến người ta bị cuốn theo tốc độ không dừng lại được nếu quá "mát ga". Khi di chuyển theo đoàn, nếu có kỹ năng chạy xe chậm hơn, bị bạn đồng hành bỏ xa cũng không nên cố gắng chạy theo bằng mọi giá, bởi khi điều khiển xe vượt qua giới hạn kiểu soát, sẽ không thể lường trước điều gì xảy ra.
7. Quan sát chướng ngại vật
Có nhiều lái xe chỉ nhận ra đã đâm vào cục đá, chạy qua ổ ga khi mọi chuyện đã rồi. Nếu là những chướng ngại vật lớn hơn thì thật nguy hiểm. Do đó, cần chủ động quan sát với tầm nhìn rộng, hướng mắt về phía trước song song với mặt đường. Trang bị cho xe bóng đèn có khả năng chiếu sáng tốt nhất, phù hợp với quy định và hệ thống điện của xe. Không chờ đến khi thấy chướng ngại vật mới tránh mà chủ động tránh từ trước đó để không phải đánh lái đột ngột.
8. Chọn chiếc xe phù hợp với hình dáng
Từ kỹ thuật gọi là thiết kế hình học (ergonomics). Tùy vào vóc dáng, chiều cao, cân nặng của lái xe mà chọn cho mình chiếc xe phù hợp. Xe quá to, quá nhỏ so với cơ thể đều khiến người lái không thể làm chủ chiếc xe, những động tác điều khiển xe khi gặp sự cố trên đường cũng có khó khăn hơn.
9. Mặc đồ bảo hộ phù hợp
Rất nhiều người Việt coi thường đồ bảo hộ khi đi xe máy, đặc biệt là di chuyển đường xa. Khi mặc đầy đủ giầy, quần áo có khả năng tránh sát thương và mũ bảo hiểm sẽ giúp người lái ngăn chặn tác động của thời tiết như nắng, mưa gió đồng thời bảo vệ không bị sát thương khi chẳng may xảy ra tai nạn.
Đồ bảo hộ không những đáp ứng được chức năng bảo vệ mà còn phải thông thoáng, dễ nhận biết cho người đi đường.
10. Thực hành nhiều
Có nhiều hướng dẫn về lái xe an toàn trong sách, báo chí, hay trên internet. Chỉ có cách người lái tự đọc nhiều để hiểu, đồng thời thực hành, lưu ý ngay khi di chuyển trên đường thì mới có thể hoàn thiện kỹ năng lái xe theo từng ngày. (sưu tầm từ facebook)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet