Lý do trẻ hay ăn vạ
Ăn vạ là một phần bình thường của sự trưởng thành, đa số các trường hợp thường xảy xa trong khoảng trẻ lên 3 hoặc 4 tuổi. Trẻ ăn vạ thường vì muốn cái gì đó hoặc làm gì đó nhưng không được bố mẹ cho phép nên tỏ ra khó chịu, hờn dỗi, khóc lóc, tức giận hoặc chống đối.
Đối với trẻ mới biết đi, ăn vạ là một cách thể hiện sự thất vọng. Nhất là khi trẻ mệt mỏi, đói, khát nước hoặc phải rời xa bố mẹ thì trẻ rất dễ ăn vạ. Đối với trẻ lớn hơn, đó có thể là một hành vi được học và dần dần trở thành thói quen khi mà bố mẹ nuông chiều và luôn đáp ứng lại mỗi khi trẻ ăn vạ
Do nhận thức và kinh nghiệm sống còn hạn chế nên trẻ em chưa hiểu được vì sao bố mẹ lại hành động như vậy, trẻ chỉ muốn thỏa mãn nhu cầu của mình, đó là điều rất dễ hiểu.
Cần làm gì khi trẻ ăn vạ?
Bình tĩnh
Bố mẹ nên hít thở thật sâu trong vài giây rồi mới ra phản ứng, bởi cha mẹ rất dễ bị kích động, tức giận do cảm xúc lây lan.
Những cảm giác của một 'cơn thịnh nộ' có thể khiến bé sợ hãi, vậy nên bé sẽ cảm thấy mình được quan tâm, vỗ về khi có bạn ở bên. Nếu bạn đã cảm thấy quá nản thì lời khuyên cho bạn là nên ra khỏi phòng và đợi vài phút để bình tĩnh rồi hãy quay trở lại sau vài phút bởi vì chỉ khi tâm trạng bạn ổn định, bạn mới có thể giúp bé bình tĩnh.
Hành xử đúng như một người lớn
Dù cho bé có ăn vạ dai dẳng như thế nào thì bố mẹ nhất định không được đáp ứng những đòi hỏi vô lý của bé. Chỉ cần bạn nhượng bộ một lần, bé sẽ nghĩ rằng chỉ cần 'ăn vạ' sẽ có mọi thứ bé muốn. Nếu bé nổi cáu tới mức đánh mọi người, ném đồ đạc lung tung, hay không ngừng la hét thì hãy dứt khoát bế bé vào phòng ngủ - nơi cho bé cảm giác an toàn và ở bên đến khi con bình tĩnh.
Nói chuyện với bé khi bé bình tĩnh lại
Khi cơn cáu giận của bé nguôi ngoai bạn hãy ôm bé vào lòng và bắt đầu nói về chuyện vừa xảy ra. Hãy nói cho bé hiểu rằng, điều đó là bình thường và bạn hoàn toàn hiểu được cảm giác khi ấy của bé. Hãy giúp con diễn đạt những cảm xúc khó chịu thành lời, như: 'Con bực tức vì đồ ăn không phải món con thích đúng không?'... để bé có thể nhận ra rằng thể hiện cảm xúc bằng lời nói rõ ràng là tốt hơn.
Hãy cho bé biết rằng bạn yêu chúng
Một khi con bạn đã bình tĩnh trở lại và bạn bắt đầu có cơ hội để nói về cơn giận vừa qua thì hãy ôm lấy bé thật nhanh, nói rằng bạn yêu chúng. Nếu con bạn ngồi xuống và bắt đầu kể cho bạn nghe tất cả những gì vừa xảy ra, bạn cần có một hành động yêu thương nào đó để bù đắp hoặc khen thưởng bé.
Cố gắng hạn chế tối đa những tình huống khiến bé nổi cáu
Nếu bạn chú ý một chút tới những dấu hiệu của bé và lên kế hoạch một cách phù hợp thì mọi chuyện sẽ rất dễ giải quyết. Ví dụ: Nếu bé khóc lóc khi đói bạn nên mang theo chút đồ ăn nhẹ bên người. Nếu bạn cảm nhận được cơn cáu kỉnh của bé, hãy 'đánh lạc hướng' bằng cách bế bé ra chỗ khác rồiđưa cho bé đồ chơi hoặc làm những việc bé không ngờ tới như: Làm mặt ngớ ngẩn hoặc chỉ vào một con chim để thu hút sự chú ý của bé.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet