Thử “tay lái lụa”
Tính cách ưa xê dịch, ham khám phá nên đến nay, Phạm Văn Đức (năm cuối, khoa Đồ họa) đã “phượt” gần hết các tỉnh, thành trên dải đất hình chữ S. Những cung đường “phượt” nhiều đến nỗi, cậu không thể nhớ hết. Nhưng “phượt” offroad thì khác: “Tính đến nay, chắc mình đã offroad khoảng 14 – 15 lần”, Đức khoe.
Đức bảo, “phượt” offroad khó hơn “phượt” thông thường ở chỗ, các con đường trên hành trình offroad thường hẹp, khó đi, hiểm trở. Đó có thể là đường trơn như mỡ, bùn lầy nhão nhoét, hoặc là những cung đường đầy đá hộc, mấp mô, một bên là vách núi, vực sâu, sông suối… chỉ cần một chút bất cẩn là có thể trả giá như chơi.
Trải nghiệm những thử thách thú vị cùng Phượt Offroad
Sau đó, Đức trải nghiệm thêm nhiều lần “phượt” offroad khác an toàn. Lần duy nhất Đức gặp nạn là khi offroad cung Cooc Mu (Bắc Kạn). Lần ấy, đoàn của Đức có 10 xe, đi theo hình thức “phượt” offroad kết hợp hoạt động từ thiện.
Đoạn offroad dài khoảng 20 km, bắt đầu từ ngay con đường hẹp rẽ vào bản. Con đường đất này rất trơn, khi xuống dốc, xe của Đức bị rê bánh, trượt dài 1 m và cứ thế lao xuống cho đến khi mắc vào một ổ đất thì xe đổ. Rất may là cả Đức lẫn bạn nữ ngồi sau đều không sao.
Đức cho biết, việc tuyển “xế” cho các cung offroad khắt khe hơn “phượt” thông thường. Các “xế” thường phải quen biết nhau từ trước, đã từng tham gia một vài cung đường nào đấy, đã biết về độ “cứng” tay lái của nhau thì mới lập đoàn offroad. Một nguyên tắc của các đoàn offroad là không tuyển “xế” mới offroad lần đầu nhằm đảm bảo an toàn, cũng như tiến độ hành trình.
Các “phượt thủ” đánh giá, offroad ở những con đường bùn lầy là khó nhất. Trịnh Thanh Tùng (cựu sinh viên khoa Thương mại, trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) cho biết, đường lầy thì bùn hay cuốn vào bánh, vành xe nên xe khó đảo bánh. Những chỗ bùn dầy, xe có thể chết máy hoặc ngập ngụa trong bùn đất, rất khó di chuyển.
Đợt nhóm Tùng đi mù cang chải (Yên Bái), nhóm đã phải trải qua nhiều đoạn offroad, mỗi đoạn dài 1 – 5 km, là đường lên các bản La Pán Tẩn – Dế Sù Phình – Chế Cu Nha – Tào Chua Chải. Có đoạn đường lầy, “xế” và “ôm” (người ngồi sau) của mỗi xe phải phối hợp với nhau bằng cách: “Xế” đẩy xe đi trước, “ôm” đi đằng sau cầm theo que, gậy gạt các mảng bùn lầy bám vào vành xe. Nhưng lần ấy vẫn chưa thấm vào đâu so với lần đoàn “phượt” của Tùng gồm 19 người, chia thành 8 xe đôi và một xe độc hành, offroad pù luông (Thanh Hóa).
Xình lấy không thể thiếu trong những chuyến phượt màu mưa
Còn Đức thì giờ vẫn không thể quên chuyến đi vào bản ba phách (Mộc Châu, Sơn La). Khi ấy, đường trơn trượt, xe cứ bị rê bánh ngang, không thể điều khiển được. Cuối cùng, đoàn của Đức quyết định cuốn dây dù vào lốp xe để tạo độ ma sát, giúp xe không bị rê, sau đó mới leo dốc. Lần ấy, có một thành viên trong đoàn vừa trải qua chấn thương nhẹ ở tay nên dù đã cuốn dây dù, chiếc xe vẫn không thể leo dốc thành công. Các xe còn lại đã xuống hỗ trợ để đẩy xe lên dốc.
Rất khó để có thể chạy qua những con đường này
Vì “phượt” offroad rất khó khăn nên để đảm bảo an toàn, đa số các nhóm “phượt” thường tính toán để chinh phục những con đường “cứng đầu” ấy vào ban ngày. Tuy nhiên, vì sự cố xe cộ, thời tiết kém thuận lợi nên sự tính toán không phải bao giờ cũng chính xác, đôi khi, phải offroad vào ban đêm. Tùng kể: “Lần offroad cung Điện Biên, đoàn “phượt” 10 xe của mình đã phải đi trên con đường đang sửa chữa vào lúc 11h – 12h đêm, trời tối mịt. Khi đến thị trấn Pa Tần, trời bắt đầu nổi giông, rồi mưa rào nặng hạt, kèm theo cả mưa đá.
Thử thách cùng đường đất
Còn Đức thì nhấn mạnh: “Vào ban đêm, tầm nhìn bị hạn chế, đi với tốc độ thấp, sự buồn ngủ bủa vây nên sẽ khiến “xế” rất mệt. Nhiều khi vượt qua đoạn offroad xong, chỉ cần có chỗ để dựa lưng là có thể đánh luôn một giấc ngon lành”.
Vượt qua những con đường vách đá
Các “ôm” đi “phượt” offroad thường cũng phải là “ôm cứng”, đã có kinh nghiệm “chinh chiến” nhiều cung đường. Cao Thị Tâm (năm cuối, khoa Kinh tế, Học viện Ngoại giao) cho biết, tham gia vào các cung offroad, tuy rằng mạo hiểm và hay bị ê mông song nó đem lại những trải nghiệm khó quên.
Chạy trên những cũng đường đèo núi
“Có điều thú vị là đường càng khó đi thì càng chứng tỏ chưa nhiều đoàn “phượt” đặt chân tới, do đó, ở những nơi này, cảnh quan vẫn còn đẹp kiểu hoang sơ. Cung mà mình thấy ưng ý nhất là Du Già – Mậu Duệ (Hà Giang).
Chúng mình đi trên con đường được gọi bằng tên “con đường bị bỏ quên” vì nó từng được mở ra nhưng không được sử dụng. Đường toàn đá hộc, rất gian nan nhưng đến nơi thì cảnh vật mê ly với bản làng, ruộng ngô rồi những núi đá đẹp mắt”, Tùng chia sẻ.
Băng qua những con sông nhỏ
- Với các “xế” lần đầu offroad, nên tập dượt ở các cung offroad nhẹ nhàng.
- Bảo dưỡng xe cẩn thận hơn, vì đường khó đi nên xe dễ bị hỏng hóc hơn.
- Chuẩn bị sẵn dây dù, dây thừng để buộc lốp khi gặp đường trơn trượt.
- Các xe đi cách nhau 5m trở lên nhưng không nên cách nhau quá xa.
- Tính toán hợp lý để chinh phục các đoạn offroad vào ban ngày.
- Nên chuẩn bị một cái xẻng để “mở đường” ở các đoạn sạt lở.
- Khi có nguy cơ ngã, nên liêng xe ra để đảm bảo cơ thể không bị thương tích.
- Nếu thời tiết không ủng hộ, nên tính đến chuyện bẻ cung hoặc bỏ cung.
Nguồn: zingnews.vn
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet