Nội dung

Năm nào cũng thế, cứ đến ngày mùng năm, Tết Đoạn Ngọ là bố tôi lại bắt con cầy tơ làm thịt cho mẹ nấu một nồi rựa mận “bự chảng” đãi cả nhà. Bố mẹ tôi đông con nên cũng lắm cháu, tập trung đông đủ cũng “ngót nghét” trên ba mươi thành viên. 

Thơm nức món rựa mận

Đùi thịt chó vừa thui rơm vàng sậm nhìn rất ngon mắt

Biết sở thích cả nhà từ con cái, dâu rể, cháu chắt ai cũng “khoái khẩu” món rựa mận nên bố cũng đáp ứng nhu cầu rất “chân tình”. Ngày Mùng Năm ngoài những món ăn truyền thống khác như cơm rượu, hoa quả... năm nào mẹ tôi cũng không quên nấu nồi rựa mận ăn với bún hoặc với cơm. 

Mặc dầu các thứ con cái cháu chắt mang đến “lễ tết mùng năm” có nhiều thứ bánh, trái cây… những loại này cũng được dọn ra nhưng chỉ “hao hụt’ một số rất ít, còn bao nhiêu cuối bữa mẹ chia mỗi đứa mỗi gói mang về.

Thơm nức món rựa mận

Đùi thịt chó vừa thui rơm vàng sậm nhìn rất ngon mắt

Theo y học phương Đông, thịt chó là món ăn nhiều đạm, tốt cho Nam giới, thịt chó có tính nóng rất phù hợp ăn vào những ngày mát trời. Thịt chó vừa là thực phẩm ngon, vừa là vị thuốc tốt cho người có máu hàn. Các gia vị ăn kèm thịt chó như riềng, sả, lá mơ, lá thơm …cũng có tác dụng phối hợp chữa bệnh. 

Ở Việt Nam, món thịt cầy cũng có một bề dầy lịch sử từ rất lâu đời, đã đi vào cả ca dao, thơ văn của người Việt Nam như: "Sống trên đời ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ hỏi có hay không?" và nhiều câu văn câu thơ trào phúng rất thi vị. 

Thơm nức món rựa mận

Món rựa mận đang ướp chờ thấm gia vị

Trước đây thịt cầy nấu rựa mận chỉ phổ biến với người miền Bắc và miền Trung, giờ đây có lẽ mùi thơm nồi rựa mận quá hấp dẫn lôi cuốn đến đỗi đã phủ sóng cả ba vùng miền. Khi nói đến miếng ngon trong dịp cỗ bàn mà không nói đến thịt cầy nhất là nồi rựa mận, người ta cảm thấy thiêu thiếu một cái gì rất khó tả. 

Ở vùng nông thôn xứ Nghệ, món cầy tơ nấu rựa mận luôn có mặt trong nhiều tiệc cưới, họp mặt, đám giỗ, lợp nhà, dọn nhà, đãi khách … một thực phẩm địa phương nổi tiếng trong cả nước có tiềm năng rất lớn, được chế biến thành những món ăn lạ miệng độc đáo mang hương vị đặc trưng vùng miền rất quyến rũ của nó. 

Thơm nức món rựa mận

Món rựa mận đang ninh cho mềm

Những người Việt định cư ở nước ngoài, khí hậu lạnh lẽo gần như quanh năm, xa quê hương làm người ta luôn nồng nàn nhớ tới những món ăn “đặc sản” quê nhà vừa ngon vừa nóng hổi làm ấm cõi lòng, mà “thèm” hơn cả có lẽ là món “rựa mận” thịt chó. Bởi vậy cũng có nhiều người rất “ghiền” món ăn này. 

Nhưng ở nơi trời Tây, muốn ăn một miếng “rựa mận” đôi khi tìm “đỏ” cả mắt cũng khó thấy. Chỉ có hình ảnh khói nghi ngút, hương quấn quýt, vị nồng nàn … là hiện hữu trong tâm trí, tiếp đó là biểu hiện cảm xúc để rồi “tứa” ra những dòng chảy của sự thèm muốn … cuối cùng muốn cho đỡ “ghiền” đành phải sử dụng khúc biến tấu đó là món “giả cầy” nấu bằng chân giò heo.

Thơm nức món rựa mận

Món rựa mận vừa nấu xong rất thơm ngon

Ở quê tôi, hầu như nhà ai cũng có khoảnh vườn rộng trồng nhiều loại rau củ quả. Trước ngày mùng năm bố tôi đã phụ giúp mẹ, ra vườn chuẩn bị khâu nguyên liệu nào riềng, sả, lá mơ, dừa, hành, tiêu, ớt… để chế biến món rựa mận sao cho thật ngon. Lâu thay cả nhà mới có dịp tập trung đông đủ, cũng là cách thể hiện tình cảm của con cái với bố mẹ, tạo niềm vui cho cháu chắt trong ngày tết Đoan Ngọ, có được món ăn vừa đặc sắc vừa ngon miệng mang nhiều ý nghĩa sâu xa. 

Thơm nức món rựa mận

Món rựa mận ăn với cơm nóng

Muốn nấu nồi rựa mận thật ngon, các bạn phải chuẩn bị nguyên liệu và làm các bước như sau : 

Cầy tơ khoảng 1 năm tuổi trở lên, đừng non quá thịt sẽ “nhũn” mà già quá thịt dai mất ngon, cạo sạch lông rồi thui bằng rơm rạ khô cho da trở vàng sậm và thịt hơi săn lại, cạo sạch, rửa kỹ. 

Thơm nức món rựa mận

Thịt Chó luộc

Nguyên liệu:

- 0,5kg thịt chó rửa thật sạch, để cho ráo nước.

- Sả, riềng khoảng 3g, mẻ, mắm tôm, ớt, gia vị, hạt nêm, thêm 1 chút tiết chó.

Cách làm :

- Riềng, sả thái vừa phải, cho vào cối rã cho đến khi mịn.

- Cho riềng, xả vào thịt chó, thêm một muỗng muối tinh, một chút mắm tôm, mẻ, bột ngọt, một muỗng tiết chó, sau đó dùng tay bóp đều chúng với nhau, ướp trong khoảng 30 phút.

- Cho thịt chó đã ướp vào nồi (nếu có nồi bằng đất nung thì càng tốt), đun nhỏ lửa, đảo đều. Khi thịt chó đã sôi, cho một chút rượu trắng và đun khoảng 30 phút nữa là được.

- Để món rựa mận có màu đẹp, không đen thì khi bắc nồi rựa mận ra khỏi bếp mới đổ tiết chó vào đảo đều. Khi nấu rựa mận, nếu có nhiều nước thì lấy thìa múc nước ra, khi cạn nước cho nước đó vào đun tiếp đến khi cạn nước là được. 

Nước rựa mận phải sền sệt để khi ăn miếng thịt còn ươn ướt mới béo ngậy đậm đà thơm ngon, hòa quyện giữa mùi hương thơm của thịt chó, cộng riềng, sả và các gia vị khác làm miếng thịt càng thêm thấm thía đậm đà, khi ăn chỉ việc gói trong những tấm lá mơ nhai tan trong vòm miệng kích thích vị giác rất đặc biệt không thể “lẫn” với bất kỳ món ăn nào. Đó mới chính là bí quyết và sự độc đáo của món “rựa mận”. Món này làm mồi nhậu, “ăn xổi” hay ăn với cơm đều rất tuyệt vời, nhưng thích hợp và ngon nhất vẫn là ăn với bún kèm rau sống .

Thơm nức món rựa mận

Giàn lá mơ sau vườn nhà

Món “rựa mận” từ trước tới nay thật sự không phải là món ăn chính của ngày mùng năm, chỉ tại cả nhà tôi ai cũng “quá hảo” với cái món này, nên mới “biến” nó trở thành món ăn ngon trong ngày Tết Đoan Ngọ. Hương vị củ riềng làm ấm tỳ vị, đánh tan khí lạnh, lợi tiêu hóa. 

Trong khi những củ sả kết hợp với các loại rau khác làm nổi bật tăng hương vị một cách hoàn hảo. Đây là một trong những món ăn vừa độc đáo lại khác biệt với các món khác, rất có ấn tượng với những người mới dùng thử lần đầu và chắc chắn họ sẽ không “từ chối” những lần kế tiếp, một nét đẹp trong văn hóa ăn uống của người Việt nam. 

Cũng một công thức và cách nấu y như mẹ, thỉnh thoảng tôi cũng thử “trổ tài” nấu nồi rựa mận…, vậy mà sao tôi cứ cảm thấy như không ngon bằng nồi rựa mận mẹ nấu và cả nhà tôi cũng không ai ăn được nhiều như khi ăn ở nhà bố mẹ. Đến ngày Tết Đoan Ngọ chị em tôi đứa nào cũng “háo hức” và chờ đợi trông mau để được thưởng thức món rựa mận của bố mẹ nấu. Một món ăn dân dã đậm đà tình quê hương. 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Nhớ canh cá ngát nấu bần

Về Sóc Trăng đến Vàm Đại Ngãi qua chuyến phà sang Cù Lao Dung, văng vẳng đâu đó lời ai ngọt lịm: "Nhớ canh cá ngát nấu bần/ Nhớ cô em gái tảo tần sớm hôm".

Xem thêm  

‘Sốc’ đồ ăn Italia bị đưa vào sách đỏ

Ngày 23/4 vừa qua, Viện Hàn lâm Ẩm thực Italia (thành lập từ năm 1953) đã gióng tiếng chuông báo động về việc thức ăn Italia bị cạnh tranh ngay chính trên sân nhà. Tại nước này, hiện nay đầy rẫy bánh humbeger của Mỹ, susi của Nhật, couscous của Tunisia, cà ry của Ấn Độ và cả phở của VN...

Xem thêm  

Nhớ quê nhà mùa soi ếch

Như đã có thông lệ từ bao đời nay, không ai bảo ai cứ hễ có cây mưa lớn đầu mùa là cả làng ăn cơm thật sớm, cánh đàn ông chuẩn bị dụng cụ đâu đó sẵn sàng, nào là vợt bắt ếch, giỏ đựng ếch, đèn pin cầm tay,...

Xem thêm  

Thơm ngon cá trứng

Cá trứng nướng muối ớt, rán vàng, sốt chua cay, kho thịt nghệ... đều rất ngon và không mất nhiều thời gian chế biến. Bạn thử trổ tài qua những hướng dẫn dưới đây nhé.

Xem thêm  

Các món ăn gợi nhớ tuổi thơ 8x

Tuy chỉ vài trăm đồng là đã có thể mua được những món quà vặt khoái khẩu, nhưng đó cũng là một số tiền lốn với đám trẻ con thời bấy giờ. Chính bởi sự hiếm và thèm nên những món quà vặt...

Xem thêm  

Ngao du miền tây và khám phá ẩm thực...

Miền tây luôn là lựa chọn hàng đầu cho dân '' Phượt " nhưng chỉ phượt không thì chưa đủ phải thưởng thức các món ăn đặc sản thì bạn mới thật sự trải nghiệm đầy đủ về miền tây. Sau đây...

Xem thêm  

Nấm tươi ngon mắt, nguy hiểm rình rập

Ở hầu khắp các chợ đầu mối, chợ bán lẻ nấm tươi được chất đống lên sạp, không được bảo quản lạnh, nhiều loại có xuất xứ Trung Quốc không có hạn sử dụng. Các loại nấm tươi không rõ...

Xem thêm