Như chúng ta đã biết, nước rửa chén là một trong những món đồ thiết yếu không thể thiếu trong mỗi gia đình. Loại nước rửa này không chỉ có công dụng làm sạch chén đĩa, nồi chảo sau khi nấu nướng mà còn có nhiều công dụng khác như tẩy vết bẩn dầu mỡ trên quần áo, diệt cỏ dại, bọ chét, thông tắc bồn cầu,... Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách sẽ nguy hại cho sức khỏe vô cùng.
Dùng quá nhiều nước rửa chén
Bản thân nước rửa chén là 1 chất tẩy rửa, nó chứa các thành phần hóa học giúp bóc tách chất bất và dầu mỡ khỏi bề mặt chén bát, từ đó giúp làm sạch chúng.
Dùng quá nhiều nước rửa chén sẽ khiến bạn tốn nhiều nước hơn để làm sạch, và nếu không cẩn thận rất dễ để sót chúng, vì ngay cả khi chén bát hết bọt xà phòng, chúng vẫn chưa hoàn toàn sạch dung dịch tẩy rửa.
Trường hợp khác, bạn đổ trực tiếp nước rửa chén lên bề mặt chén bát hay xoong nồi cáu bẩn nhiều, và nghĩ rằng chúng sẽ dễ làm sạch chất bẩn hơn. Nhưng không, như thế nước rửa chén sẽ khó được làm sạch hơn, và chúng có thể thấm vào chén bát qua các vết nứt li ti.
Nhiều người còn có thói quen ngâm chén bát, đũa muỗng bẩn trong nước rửa chén pha loãng với nước để dễ làm sạch. Thời gian ngâm càng lâu, hóa chất càng nhanh chóng ngấm sâu vào chén bát và khó lòng tẩy sạch, đặc biệt với các chất liệu dễ thấm nước như gỗ, nhựa.
Thay vì dùng quá nhiều nước rửa chén, một mẹo đơn giản giúp chất bẩn dễ dàng được làm sạch hơn, bạn có thể dùng nước rửa chén pha loãng và rửa chúng với nước ấm.
Dùng nước tẩy để rửa các dụng cụ bị sứt mẻ
Chén, đĩa, hũ sứ bị nứt, khi dùng nước tẩy để rửa sạch, khả năng hóa chất còn bám lại trên bề mặt bị sứt mẻ rất cao. Dù tráng lại bằng nước cũng khó sạch triệt để.
Ngâm bát đĩa lâu trong nước rửa chén
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm bát đĩa và xoong nồi rất lâu trong nước rửa chén pha loãng ở bồn rửa, vì thấy thức ăn dễ dàng bở ra để cọ sạch.
Tuy nhiên, thói quen này hoàn toàn sai lầm bởi sau khoảng thời gian dài được "đắm mình" trong nước rửa chén, các hóa chất độc hại sẽ dễ dàng ngấm sâu vào xoong nồi. Việc này càng nguy hiểm hơn nếu như bát đĩa, đũa,... làm bằng tre hoặc gỗ vì khi những thớ gỗ đã ngấm đầy hóa chất, thì có rửa kỹ đến mấy cũng không thể sạch hết được.
Tráng qua loa sau khi dùng nước rửa chén
Nếu rửa qua loa, các hóa chất vẫn còn bám trên bề mặt chén đĩa. Để làm sạch các chất này, chúng ta phài tráng cho thật kỹ, từ 2 đến 3 lần trong chậu nước sạch sau khi rửa.
Nguồn: http://giadinh.net.vn/ky-nang-song/thoi-quen-dung-nuoc-rua-chen-cuc-ki-sai-lam-ma-chi-em-hau-nhu...Nguồn: http://giadinh.net.vn/ky-nang-song/thoi-quen-dung-nuoc-rua-chen-cuc-ki-sai-lam-ma-chi-em-hau-nhu-ai-cung-mac-2020022116314047.htm
Bảo quản thức ăn theo những cách này có thể làm giảm chất lượng thậm chí biết thức ăn thành món độc hại cho cơ thể.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet