Chắc hẳn nhiều người đã từng nghe đến cụm từ “bếp vàng và gác bạc”. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc trang trí nhà bếp.
Khi được giao trách nhiệm trang trí nhà bếp, tôi đã quyết định 4 điều này. Ban đầu nhiều người chê bai tôi, nhưng sau 2 năm sống ở đây, mẹ chồng đã khen tôi có tầm nhìn xa vì thiết kế căn bếp rất tốt.
Dưới đây là lời khuyên của tôi khi trang trí nhà bếp, nên tuân theo quy tắc “4 không”:
1. Không lắp đặt đèn trần trong nhà bếp
Nhiều người lắp đặt đèn trần trong bếp nhưng thực tế điều này ảnh hưởng rất nhiều đến ánh sáng. Khi lắp đèn trần, bóng của chúng ta sẽ đổ xuống dưới. Khi chúng ta nhặt rau hay rửa rau thường sẽ không làm sạch được. Hay khi cắt rau, thái thịt,… rất khó cắt chuẩn được, thậm chí bị đứt tay.
Lời khuyên của tôi là lắp dải đèn cảm biến dưới tủ bếp. Bằng cách này, bạn có thể nhìn rõ việc mình đang làm, giúp việc nấu nướng hiệu quả hơn và tránh được các mối nguy hiểm về an toàn.
Nên lắp đèn cảm biến dưới tủ bếp.
Hơn nữa, vì là đèn cảm biến nên nó sẽ sáng lên khi có người đến và tắt khi có người rời đi. Không những không cần phải bật thủ công mà còn an toàn và tiết kiệm năng lượng.
2. Không lắp đặt cửa dạng kéo ra, đẩy vào
Nhiều người thường lắp cửa nhà bếp để tách biệt không gian với khu vực khác trong nhà, đồng thời ngăn mùi thức ăn và khói dầu bay khắp nơi trong nhà. Nhưng theo ý kiến của tôi, không nên lắp đặt cửa dạng kéo ra đẩy vào. Nguyên nhân là do bếp thường có diện tích hạn chế, việc lắp đặt kiểu cửa này sẽ khiến không gian phía sau cửa bị lãng phí, đồng thời khiến căn bếp chật hẹp hơn.
Không nên lắp cửa dạng kéo ra đẩy vào trong bếp.
Thay vào đó, tôi khuyên nên sử dụng cửa trượt. Cửa trượt có nhiều ưu điểm, nổi bật nhất là không cần mở ra ngoài hay vào trong, mà chỉ cần di chuyển song song, giúp tiết kiệm không gian.
Hơn nữa, cửa trượt thường được làm từ chất liệu kính, cho phép người nấu ăn có thể tương tác với những người bên ngoài, từ đó tăng cường tình cảm gia đình.
Cửa trượt nhà bếp.
Ngoài ra, cửa trượt còn có hai lựa chọn: loại ray treo và loại ray lắp dưới đất. Cửa ray treo không dễ bám bụi bẩn, trong khi cửa ray lắp dưới đất lại an toàn hơn. Người dùng có thể lựa chọn loại cửa phù hợp với nhu cầu của mình.
3. Không lát gạch mờ
Trong thiết kế nhà bếp, việc lựa chọn gạch lát nền là rất quan trọng. Nhiều người thường chọn gạch mờ - dòng gạch có bề mặt nhám - vì tính năng chống trượt tốt.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng gạch mờ có nhược điểm lớn là dễ bám bẩn. Mỗi lần lau chùi, bạn sẽ phải dùng bàn chải để chà rửa, gây tốn thời gian và công sức.
Gạch mờ rất khó lau chùi.
Do đó, tôi khuyên bạn nên sử dụng gạch ánh sáng mềm. Đây là loại gạch mới, được kết hợp đặc tính giữa gạch bóng và gạch mờ.
Nó có 2 ưu điểm nổi bật: Thứ nhất, hệ số phản xạ ánh sáng rất thấp, không gây chói mắt, mang lại cảm giác dễ chịu cho người sử dụng. Thứ hai, loại gạch này chống trơn trượt nhưng không dễ bị bám bẩn, giúp dầu mỡ khó bám chặt trên sàn, từ đó việc vệ sinh trở nên dễ dàng hơn.
4. Không lắp máy hút mùi trên
Trên thị trường hiện nay có hai loại máy hút mùi phổ biến: máy hút mùi kiểu trên (đỉnh) và máy hút mùi kiểu bên (sườn). Tuy nhiên, tôi không khuyến khích bạn chọn máy hút mùi kiểu trên.
Máy hút mùi kiểu trên.
Lý do là vì loại máy này không chỉ dễ gây va chạm với đầu khi nấu nướng, mà còn dễ bị bám bẩn bởi dầu mỡ. Máy hút mùi kiểu trên thường được lắp đặt ngay trên bếp, khiến nhiều người gặp khó khăn khi nấu ăn, buộc họ phải cúi người để tránh va chạm.
Hơn nữa, loại máy này cần được vệ sinh thường xuyên, khoảng vài tháng một lần, vừa tốn thời gian và tốn công sức.
Máy hút mùi kiểu bên.
Thay vào đó, tôi khuyên bạn nên chọn máy hút mùi kiểu bên (sườn), loại máy có hình dáng số 7. Loại máy này có miệng hút gần với nồi nấu, giúp hiệu quả hút mùi tốt hơn, đồng thời chúng ta không phải lo lắng về việc va chạm đầu khi nấu ăn, ngay cả với những người có chiều cao vượt trội.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet