Với mức điểm sàn từ dao động từ 13-15 điểm, trong kỳ tuyển sinh, cả nước sẽ có khoảng nửa triệu thí sinh không đậu đại học chứ không chỉ riêng mình bạn. Không đủ điểm đậu nguyện vọng 1, bạn vẫn còn có nhiều cơ hội như xét tuyển nguyện vọng 2, học cao đẳng, trung cấp, ôn tập để sang năm thi tiếp… Có buồn bã, chán nản, mặc cảm, thất vọng, bạn vẫn không thể thay đối được tình thế, chi bằng hãy lạc quan hơn.
0. Đừng quá bi quanKhông dễ để thí sinh thi trượt có thể đối mặt với kết quả không như mong muốn. Chuyên viên tâm lý Đào Lê Hoà An chia sẻ: “Cánh cổng đại học chỉ là một trong vô vàn thử thách mà bạn phải vượt qua trong cuộc sống. Bạn chưa đỗ chứ không phải là không đỗ, thành công của bạn chỉ đang bị “trì hoãn” mà thôi”. Thi trượt đại học, trước mắt có 4 bước mà bạn cần làm:
1. Buồn một chútBuồn là lẽ đương nhiên mà ai thi trượt cũng phải đối mặt, nhất là khi kết quả không xứng với nỗ lực. Nếu cảm thấy cần thiết, bạn có thể khóc để cảm thấy nhẹ nhàng và dễ dàng đối mặt với sự thật hơn. Hãy nghĩ rằng bạn vẫn là chính mình, một người đã nỗ lực hết sức. Bố mẹ có thể mắng một chút hoặc bạn bè nhìn ái ngại. Không sao, đó cũng là điều bình thường, một vài hôm nữa cuộc sống sẽ trở lại bình thường thôi.
2. Tìm người cùng cảnh ngộ để trút niềm tâm sựNgười đã từng thi trượt mới hiểu hết cảm giác của bạn lúc này. Không nên học những người gục ngã mà hãy tìm đến những người đã vượt qua, chính họ mới có thể giúp bạn lời động viên, an ủi và khuyên nhủ thiết thực, tư vấn bạn nên làm thế nào, xét tuyển trường nào được, hoặc sẽ ôn thi ra sao… Lấy người đó làm tấm gương soi mình, bạn cũng sẽ thành công như người ấy.
Có buồn cách mấy thì bạn cũng không chuyển rớt thành đậu. Vì thế hãy lạc quan để đối diện và tìm hướng giải quyết.
Cánh cửa đại học không mở ra trước mắt bạn trong năm nay, nhưng đó không phải là dấu chấm hết...
3. Lên kế hoạchTuyệt đối không để mình rơi vào nhàn rỗi. Bạn cần xác định năng lực và tìm ra điểm mạnh nhất để lập kế hoạch kế trước mắt.
Học để thi lại: thấy kết quả thi không đúng như sức học hoặc bạn có trục trặc, không thể tập trung trong kỳ thi vừa qua, ôn luyện là giải pháp tốt nhất. Rất nhiều người dừng học một năm để hoạt động xã hội. Bạn có thể vừa ôn luyện vừa tìm một công việc yêu thích. Nó sẽ giúp ích cho bạn sau khi lấy được tấm bằng.
Tìm một trường cao đẳng hay trung cấp: Nếu không thực sự giỏi, tốt nhất bạn nên học cao đẳng hay trung cấp vì thời gian học tập nhanh, chỉ tập trung vào thực hành. Rất nhiều doanh nghiệp chỉ tuyển trung cấp hay cao đẳng vì họ tin rằng các sinh viên này chịu khó và có kỹ năng tốt. Ra trường sớm có nghĩa là bạn sẽ có nhiều năm kinh nghiệm hơn.
Học nghề: chán ngấy những lý thuyết khô khan thì học nghề là lựa chọn sáng suốt. Bạn co thể học tại một trường nghề hoặc xin vào học việc tại doanh nghiệp. Bạn nên nhớ rằng lương của thợ bậc cao bây giờ cao hơn lương của giáo sư đại học và bạn còn tránh được các bệnh văn phòng.
4. Quyết tâmKhi đã định hình được hướng đi, hãy đặt quyết tâm cao. Nếu không có may mắn thì hãy tự quyết định kiến thức, kỹ năng và nghị lực của mình. Điều đó sẽ giúp bạn thành công hơn. Không có nghề nào cao sang hay thấp hèn cả. Chỉ cần biết đi lên bằng sức lực của mình, bạn sẽ được mọi người trân trọng.
Điểm mấu chốt là bạn cần nhận thức về khả năng của mình, nếu có đủ kiến thức và năng lực, hãy tiếp tục ôn luyện để thi lại. Còn nếu thấy mình yếu kém, kể cả may mắn qua được kỳ thi ĐH, thì việc theo học ĐH trong suốt mấy năm có khi lại là một sức ép dai dẳng hơn những gì phải đối mặt khi thi trượt. Đó là chưa kể đến gánh nặng về kinh tế mà gia đình dành cho bạn.
MC
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet