Sa mạc Thar là sa mạc lớn nhất Ấn Độ và được coi là khu vực khô cằn nhất ở phía Tây Bắc của tiểu lục địa này. Nó được mọi người biết đến là vùng hạn hán, không mưa với những cồn cát lớn trải dài.
Khô hạn như vậy, nhưng ít ai biết được ở nơi đây, có một khu "phố xanh" mang tên Jodhpur. Khu phố này nổi tiếng với những không gian, màu sắc đầy thú vị và là điểm du lịch không thể bỏ qua nếu bạn ghé thăm đất nước xinh đẹp này.
Jodhpur được xây dựng vào năm 1158, với những công trình kiến trúc cổ đươc chạm khắc vô cùng tinh xảo. Nơi đây nổi tiếng với nhiều lâu đài, lăng tẩm và những khu bảo tàng lâu đời như pháo đài Mehrangarth, Khejalar, cung điện Umaid Bahwan…
Thành phố được bao quanh bởi một bức tường dài 10km, với những ngõ hẻm nhỏ dày đặc. Bạn sẽ như bị lạc vào mê cung nếu đi sâu vào trong lòng thành phố này.
Những ngôi nhà ở nơi đây được xây dựng sát cạnh nhau, với lối đi nhỏ hun hút, râm mát nhằm mục đích để tránh ánh nắng mặt trời
Không có bất cứ phương tiện cơ giới nào lưu thông trong thành phố.
Tất cả người dân nơi đây đều di chuyển bằng đôi chân của mình
Những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc cổ đã tạo nên nét độc đáo riêng cho "thành phố xanh" này
Những bức tường sơn xanh, kiến trúc vòm mái làm cho thành phố Jodhpur không thể lẫn với bất cứ thành phố nào trên thế giới
"Tại sao thành phố này lại có màu xanh?" là câu hỏi đã tồn tại từ rất lâu không chỉ với du khách khi ghé thăm nơi đây mà còn ngay cả với chính người dân địa phương. Nhiều người cho rằng, màu xanh của các ngôi nhà ban đầu được sử dụng để thể hiện các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ.
Tương truyền rằng, tầng lớp giàu có tại nơi đây đã sơn xanh những ngôi nhà để thể hiện đẳng cấp của họ và phân biệt với những người có địa vị thấp trong xã hội. Tuy nhiên, sau đó, các gia đình khác cũng bắt đầu làm theo và ngày càng nhiều những ngôi nhà xanh mọc lên ở Jodhpur.
Nhiều người cho rằng, màu xanh của tường là dấu hiệu của sự phân chia đẳng cấp giàu - nghèo trong xã hội xưa
Tuy nhiên, vẫn chưa có một câu trả lời chắc chắn nào cho màu sơn xanh độc đáo tại thành phố này
Nhưng ngày nay, khi được hỏi vì sao những ngôi nhà lại có màu xanh, người dân địa phương thường lý giải rằng, màu xanh giúp tránh muỗi, làm cho không gian trở nên mát mẻ hơn, đẩy lùi được cái nắng oi bức ở vùng sa mạc khô cằn này.
Những ngôi nhà nhỏ bé, thường được vây kín để giúp người dân tránh được ánh nắng mặt trời gay gắt
Nơi đây còn là nơi sinh sống của những thầy tu Bà la môn - đẳng cấp cao nhất của đạo Hindu
Ngoài cái tên "thành phố xanh", Jodhpur còn được mệnh danh là “thành phố mặt trời” bởi cái nắng chói chang, gay mắt của vùng xa mạc rộng lớn luôn bủa vây nơi đây.
Đến với thành phố xanh Jodpur, du khách không chỉ được đắm mình vào vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc mà còn được tận mắt chiêm ngưỡng những món hàng thủ công vô cùng tinh xảo của dân địa phương.
Đồ thủ công tinh xảo như: vải, khăn . . . luôn là những món quà thu hút du khách khi đến với nơi đây
Nghề thủ công may vá cũng chính là công việc chính của những người phụ nữ tại "thành phố xanh"
Nếu có cơ hội, hãy một lần ghé thăm "thành phố xanh" thơ mộng này. Chắc chắn, bạn sẽ không khỏi choáng ngợp bởi không gian và nét kiến trúc độc đáo có "1-0-2" tại nơi đây. Bên cạnh đó, đừng quên mua những món quà thủ công vô cùng tỉnh xảo cho ban bè và người thân khi đến với thành phố xứ Ấn xinh đẹp này.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet