Yêu vẻ đẹp trong sáng mà đài các của hoa loa kèn, người Hà Nội khó có thể quên bày một bình loa kèn trong nhà mỗi độ tháng tư “gõ” cửa. Tiếng thơm của hoa đã lan vào tận Sài Gòn ngập nắng.
Loa kèn cắm trong bình chum có một vẻ đẹp thuần Việt. Chị Phương cắm lớp giữa trước rồi xen vào trung tâm và toả ra lớp ngoài cùng. Nguyên tắc chung vẫn là đan ken cho kín bình và hướng mặt hoa ra phía trước.
Cắm loa kèn hình chim công xoè đuôi: bạn cũng cắm vòng ngoài cùng trước để cố định khung. Mặt hoa luôn quay thẳng về phía trước (nên bạn cần lựa bông có chiều quay phù hợp). Hoa cần đan kín đuôi công thì trông sẽ đều đẹp. Để cắm bình công, bạn cần 2 miếng xốp to, một miếng đặt giữa khay và miếng kia cắt đôi xếp hai bên, chèn cho chặt. Xốp trước khi đặt khay cần nhúng ngập nước, khi đó xốp nặng sẽ không cần cố định mà vẫn giữ hoa đứng được trong bình.
Là người có nhiều năm chơi hoa, với kinh nghiệm tìm hiểu và tích lũy của mình, chị Ngọc Phương (Hà Nội) chia sẻ, loa kèn có giống ta và giống tàu. Giống ta chỉ có cuối tháng ba đến cuối tháng tư, thân nhỏ, bông trắng muốt, rất thơm, khi nở bông rất căng và ngả ngang, tạo độ xoè rất đẹp cho bình hoa.
Giống loa kèn tàu nở rộ sau khi mùa kèn ta đi qua, có rải rác cuối xuân đến tận mùa thu. Hoa kèn giống tàu gieo bằng hạt, bông bộp hơn, màu trắng ngà, ít thơm và không bền bằng kèn ta, khi nở hoa vẫn ngước cao, độ căng và đanh của cánh hoa không được như kèn giống ta. Bởi vậy, loa kèn ta luôn được ưa chuộng hơn dù mùa hoa rất ngắn và giá hoa cũng đắt hơn so với loa kèn giống tàu.
Đây là cách cắm chị thích nhất vì tính ứng dụng cao và chỉ mất tầm 5 phút để thả bình.
Từ bình công, chị Phương rút bớt hoa và sửa dáng một chút là thành hình trái tim.
Theo chị Phương, loa kèn có dáng đơn và dáng chùm. Kèn đơn chỉ có một bông trên một cành, dễ tạo kiểu hơn, bông nở đều tăm tắp, rất hợp để cắm những bình dáng tròn. Kèn chùm có từ hai tới năm bông trên một cành, kích cỡ nụ khác nhau nên hoa sẽ nở lần lượt tạo nên vẻ sinh động cho bình hoa. Nhưng các bông kèn chùm thường xoay nhiều hướng nên khó cắm hơn.
Chị tâm sự, kể từ ngày biết chơi hoa thì đây là mùa đầu tiên chị cắm hoa loa kèn có ý tưởng. Với 100 bông kèn đơn và trong hơn một tuần, chị đã thoả sức thử các dáng cắm với nhiều kiểu và chất liệu bình khác nhau.
Hoa mấy ngày cuối chị đem cắm tròn trong bình gốm tráng men cũng rất yêu.
Theo chị, loa kèn có thể cắm trong bình gốm với phong cách thuần Việt mộc mạc hoặc trong bình pha lê với phong cách sang trọng, đài các. Chỉ cần lưu ý không nên cắm hoa với màu bình quá sặc sỡ, vì sắc trắng của loa kèn hợp với những gì nhẹ nhàng tao nhã hơn.
Còn với chị Nha Trang, hoa loa kèn tuy không rực rỡ, ngát hương như nhiều loài hoa khác nhưng sắc trắng giản dị mà tinh khiết của loa kèn khiến ai cũng mê mẩn.
Chị Trang ví chiếc bình quốc dân rất phù hợp cắm những cành hoa ly kèn dài.
Mùi thơm của kèn làm dịu mát ngày hè.
“Với người Hà Nội, hoa loa kèn còn được xem như dấu hiệu "gọi" mùa hè về. Tháng Tư - tháng của sự giao mùa cũng là tháng của những cơn gió dịu nhẹ, đưa hương hoa đến với mọi nhà” – mẹ Hà Nội xúc động cho biết.
Cánh có nhũ thơm.
Chị Nha Trang cắm hoa loa kèn với nhiều chiếc bình có màu sắc khác nhau.
Yêu thích cắm hoa loa kèn nhưng trước đây chị chỉ cắm theo kiểu thả lọ, không theo khuôn mẫu. Năm nay chị Hà Lê thử sức cắm cả bình nước và cắm trên xốp. Chị giới thiệu: “Đây là cái khay hoa quả mình mua đã lâu mà chỉ dùng đúng chức năng là đựng quả chứ chưa cắm hoa bao giờ. Nhờ sự động viên của bạn bè mình đã thử sức cắm Công. Bước đầu khá chật vật mất hơn tiếng mới xong. Sau này khi có kinh nghiệm cắm lại chỉ 25-30 phút”.
Chị Hà hướng dẫn tỉ mỉ về cách cắm bình chim công.
Để giữ cho hoa tươi lâu và tránh được mùi hôi, chị sử dụng nước rửa bát và nước xúc miệng như một mẹo đặc biệt. Với sự khéo léo của mình, chị Hà Lê mang tới những cách cắm mang nét riêng. Dù tất cả được thể hiện trên cùng một kiểu bình và sắc trắng của hoa loa kèn.
Đôi khi chỉ là thêm thắt nhẹ nhàng chút màu xanh của lá.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet