Trong những năm gần đây, trên rừng, dưới biển ở bất kỳ điểm du lịch nào cũng có sự xuất hiện của hàng loạt chương trình team building lớn nhỏ. Thậm chí, team building còn được coi là “chìa khóa vàng” cho nhiều doanh nghiệp trong các hoạt động đào tạo, xây dựng văn hóa,... Thực chất, “chìa khóa vàng” này hữu ích đến thế nào?
Các hoạt động team building được nhiều doanh nghiệp dùng để gắn kết nhân viên. |
Team building là gì?
Nếu dịch ra tiếng Việt, từ này có nghĩa là “xây dựng đội nhóm”. Về bản chất, team building là hoạt động phát triển một nhóm cá nhân thành một nhóm gắn kết với nhau bằng các trò chơi, thử thách. Thông qua các tình huống, thử thách đã được sắp đặt sẵn, họ sẽ rút ra được những bài học thực tiễn mang tính chất tích cực để điều chỉnh hành vi và thái độ khi làm việc chung với nhau vì mục tiêu chung.
Team building cũng được biết đến với việc hỗ trợ cho các công ty mới được thành lập, công ty có số lượng nhân viên mới hoặc một công ty có nhiều xung đột nhân viên, nhân viên có dấu hiệu chán nản, thiếu sáng tạo...
Team building giúp cho các thành viên xác định rõ được mục tiêu chung của nhóm và tạo ra cơ hội tiếp xúc giữa các thành viên để cùng nhau đoàn kết, “chiến đấu” để đạt được mục tiêu ấy. Các thử thách, trò chơi trong team building không phải chỉ để vui, mà nội dung của nó hướng đến xây dựng tinh thần đồng đội.
Hiệu quả trong hoạt động team building ngày càng được khẳng định không chỉ trong mục đích xây dựng đội nhóm, mà còn được biết đến với nhiều tác dụng quan trọng khác như đào tạo các kỹ năng mềm: “kỹ năng lãnh đạo”, “quản lý thời gian”, “truyền tin”, “quản trị nhân sự”... Đặc biệt, team building đã đóng góp một phần khá lớn trong công cuộc xây dựng “văn hóa doanh nghiệp” của các công ty.
“Văn hóa doanh nghiệp” quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp?
Theo định nghĩa chung, văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Đây cũng là sự khác biệt và truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp.
Google – Điển hình của một Tập đoàn có nền văn hóa doanh nghiệp tốt. |
Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ những giá trị của công ty tạo nên một tinh thần chung của doanh nghiệp. Bạn có thể nhìn thấy một Google là nơi chứa đựng đầy đủ mọi thứ từ phòng hát karaoke tới căn phòng chứa thực phẩm, văn phòng làm việc đẹp, phong cách làm việc sáng tạo – là nơi đáng mơ ước. Tương tự như Google, Facebook, ở Việt Nam có Vingroup, FPT là có những văn hóa điển hình mà các doanh nghiệp khác không thể bắt chước.
Thành phần của văn hóa doanh nghiệp gồm tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi. Các thành phần này được thể hiện qua các yếu tố hữu hình (đồng phục, nghi thức, các hoạt động, quy định chung...) và vô hình (thái độ, phong cách, thói quen, sự sáng tạo...).
Để xây dựng được một nền văn hóa tích cực, sáng tạo, tràn đầy sức sống và năng lượng rất khó. Nhiều lãnh đạo đã nhận sai lầm khi áp đặt văn hóa mà không khơi gợi nhận thức của nhân viên với giá trị văn hóa. Nhân viên cần chủ động mặc áo đồng phục hay áp dụng những giá trị văn hóa của doanh nghiệp vì họ thấy tự hào chứ không chỉ đơn thuần là vì công việc của họ.
Các tập đoàn lớn trên thế giới đều gắn liền với một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh. Văn hóa doanh nghiệp phát triển thì doanh nghiệp và thành viên trong doanh nghiệp mới có thể gắn kết và lớn mạnh được.
Vậy làm sao để phát triển nền văn hóa doanh nghiệp?
Team building là một trong những công cụ hữu ích để xây dựng văn hóa một doanh nghiệp, bởi hoạt động này có những mục đích chung, gắn liền với việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Điểm chung thứ nhất, cả hai cùng kiến tạo nên một đội nhóm chứ không phải đơn thuần xây dựng một đám đông, tạo ra những người hùng chứ không phải “ép” họ phải trở thành người hùng.
Thứ hai, team building giúp một đội nhóm có một mục tiêu rõ ràng, vẽ ra cách chinh phục mục tiêu mà con đường không phải là bỏ cuộc, luôn ca ngợi những người sáng tạo, dám chơi, dám chịu trách nhiệm và đây là những điều mà một văn hóa doanh nghiệp cần có.
Thứ ba, các công ty team building lớn ở Việt Nam như Vạn Đắc Phúc thường xuyên xây dựng các ý tưởng chương trình team building gắn liền với văn hóa riêng của mỗi doanh nghiệp, làm nội dung xuyên suốt để khẳng định và phát huy những giá trị tốt như năng động, sáng tạo, đoàn kết, đầy lùi những giá trị xấu như chia rẽ, bất hợp tác...
Các trò chơi vận động kết hợp giải đố để thắt chặt tình đoàn kết, làm việc nhóm. |
Thứ tư, team building hỗ trợ văn hóa doanh nghiệp khi tạo ra môi trường chung để lãnh đạo và nhân viên có thể đối thoại, cộng tác khi vượt qua thử thách của chương trình. Thông qua những thử thách này, những người có khả năng lãnh đạo sẽ bộc lộ được thế mạnh, những người rụt rè, có cái tôi lớn cũng sẽ được chọn lọc ra. Đây là biện pháp tốt nhất để các lãnh đạo dễ dàng đánh giá năng lực nhân viên.
Thứ năm, team building là công cụ nối dài hiệu quả nhất trong truyền thông những giá trị văn hóa doanh nghiệp. Những chuyến đi, những hoạt động trong team building là nơi nhân viên có thể mở lòng mình để đón nhận những giá trị văn hóa mà doanh nghiệp muốn gửi gắm.
Cuối cùng, team building giúp doanh nghiệp xây dựng được một nền văn hóa hoàn thiện và đặc sắc hơn. Nếu có thể đầu tư tổ chức thường niên, doanh nghiệp có thể phát triển những nền tảng văn hóa cơ bản thành tài sản quý giá của riêng mình, dù đó là những tài sản vô hình như thái độ, phong cách hay sự sáng tạo, sự trung thành của một nhân viên đối với doanh nghiệp. Bởi vậy, có thể nói team building chính là “chìa khóa vàng” để một doanh nghiệp tiến tới những mục tiêu xa hơn trong tương lai.
Tham khảo thêm nhiều trò chơi teambuilding hay muốn xây dựng kịch bản team mang đậm văn hóa riêng của doanh nghiệp, xem hoặc . |
Kim Ngân
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet