Ngày nay, mật khẩu có thể dễ dàng bị đánh cắp hơn những năm về trước. Đó là do sự phát triển của phần cứng tối tân hơn và những kỹ thuật mới. Nhiều hacker chuyên và không chuyên dễ dàng truy cập vào các tài khoản cá nhân của bạn.
Theo báo công nghệ Ars Technica cho biết, với một chiếc máy tính có giá vừa phải trên thị trường, ta có thể chạy các phần mềm bẻ khóa mật khẩu với khả năng thử hàng tỷ mật khẩu khác nhau chỉ trong vòng vài giây thay vì phải hàng tháng so với những bộ vi xử lý chậm chạp của nhiều năm trước. Và điều đáng nói hơn là hacker sẽ rành rẽ mọi vấn đề về mật khẩu hơn là chúng ta sử dụng nó.
Vậy để làm sao có thể tạo ra được một mật khẩu an toàn cho riêng cá nhân? Sau đây có thể là một vài gợi ý mà bạn nên cân nhắc sử dụng:
1. Tránh sử dụng những mật khẩu với công thức dễ đoán
Hầu hết chúng ta đang sử dụng những lối mòn trong việc đặt mật khẩu. Cho dù website cũng yêu cầu bạn nên tạo một mật khẩu nhiều ký tự có kết hợp chữ thì nhiều người vẫn rơi vào một số trường hợp sau đây:
+ Sử dụng tên, địa điểm hay những từ ngữ thông thường để tạo mật khẩu (vd: maianh, tranvannguyen, arsenal ....). Thường thì nữ giới có xu hướng sử dụng tên riêng, nam có xu hướng chọn những sở thích của mình để đặt mât khẩu.
+ Nếu phải có cả số và chữ trong mật khẩu thì chắc hẳn nhiều người sẽ thêm các chữ số 1,2, 3 vào cuối chữ như: iloveyou1, iloveyou123...
+ Thêm các ký hiệu thông dụng vào cuối câu như: ?, !, @, $, %, & vd:iloveyou!
Giải pháp cho những trường hợp này là: đừng bao giờ sử dụng những phương pháp đặt mật khẩu giống như những người khác đang làm. Không sử dụng tên riêng, những từ đơn giản phổ biến, hoặc nhất là đặt ngày tháng sinh của bạn làm mật khẩu. Cố gắng đặt mật khẩu của bạn càng dài càng tốt. Nếu bạn có công thức riêng cho cách đặt mật khẩu, thì tốt nhất nên giữ nó cho một mình bạn biết thôi.
Chúng ta có thể lấy một ví dụ để cho bạn tham khảo rồi tìm ra cho mình một công thức riêng. Ví dụ: với địa chỉ e-mail, có thể nghĩ đến thông điệp cá nhân như: "Tôi muốn trả lời e-mail ngay khi có thể" (I want to reply email as soon as possible) rồi biến hóa thành mật khẩu từ số, ký hiệu và các chữ cái đầu tiên của các từ trong thông điệp, như "tmTl@nkct" với thông điệp bằng tiếng Việt và "iw2r@asap" với thông điệp tiếng Anh.
2. Sử dụng những mật khẩu khác nhau cho từng website
Điều đáng ngạc nhiện là vẫn có một số người dùng chỉ dùng một mật khẩu cho tất cả các tài khoản các nhân. Điều này gây ra rủi ro cực kỳ cao. Nếu chẳng may bạn bị rò rỉ thông tin thì những tài khoản cá nhân liên quan chẳng mất chốc cũng bị hack sạch.
Để tránh việc quên nếu sử dụng quá nhiều mật khẩu, bạn có thể sử dụng một chương trình quản lý mật khẩu đáng tin cậy, như của Chrome và một số trình duyệt khác, cũng có thể là một lựa chọn tốt.
Hoặc bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng thông qua bài viết sau: LastPass 3.0 quản lý Password hiệu quả
3. Nên sử dụng một số ứng dụng xác thực 2 lần.
Google Authenticator là một ví dụ điển hình về tính bảo mật 2 lần. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống rất đơn giản. Sau khi đăng nhập bằng mật khẩu của riêng bạn, Google sẽ gửi một mã xác nhận đến điện thoại của bạn thông qua tin nhắn hoặc cuộc gọi hay bằng các ứng dụng Google Authenticator được cài đặt trên điện thoại.
Ngay lúc này, bạn cần thực sự nghiêm túc trong việc sử dụng mật khẩu nhé!
P/s: Nếu muốn kiểm tra xem mật khẩu của bạn bảo mật như thế nào, Website howsecureismypassword sẽ giúp bạn ước tính khoảng thời gian mà hacker có thể biết được mật khẩu đó.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet