Nội dung

Phần mộ được coi là “nhà” của người đã khuất nên thường được con cháu sửa sang sạch, đẹp để đón Tết Nguyên đán bằng lễ tạ mộ - có ý nghĩa thể hiện lòng hiếu thảo và mời gia tiên “về” đón Tết. Lễ tạ mộ trước Tết Nguyên đán là nét đẹp văn hoá của người Việt, là cách để con cháu "giao lưu" với tổ tiên, để gia tiền phù hộ cho con cháu làm ăn có tài lộc - như niềm tin của người dân ta. Vì thế gia đình nào bận mấy cũng thu xếp thời gian làm lễ tạ mộ cuối năm.

Theo chuyên gia tư vấn phong thủy Tam Nguyên (Giám đốc Cty TNHH Kiến trúc phong thủy Tam Nguyên), việc tạ mộ cuối năm rất quan trọng, là cách để con cháu cảm ơn thần linh, thổ địa khu vực có mộ phần. Tương tự như cuối năm con cháu làm lễ tạ thần linh, thổ địa gia tiên, tiền chủ nơi nhà họ đang sống.

Tạ mộ không chỉ tạ “các cụ” nhà mình, mà nên hiểu đủ là tạ ơn phật thánh, quan thần linh bản địa, chư vị tôn thần… đã cho các cụ nương nhờ mảnh đất đó. Nhờ vậy các cụ mới dễ dàng "đi về" mà phù hộ cho con cháu làm ăn có tài lộc.

Tạ mộ là thể hiện lòng hiếu, là một nghi thức để giáo dục cho đời sau về lòng hiếu thảo, tri ân các bậc tiền nhân chứ không phải là để trưng diện khoe mẽ với trần thế.

Tạ mộ tổ tiên như thế nào cho đúng

Ảnh minh họa.

Tùy gia đình mà có thể cúng “hàn long mạch” phần mộ bằng nước ngũ vị, hàn the tưới quanh các ngôi mộ.

Hãy quan tâm tới tất cả mộ phần dòng họ

Đi lễ tạ mộ hãy lưu tâm đến tất cả các cụ trong dòng họ. Ngoài các cụ gần đời mình (như cha mẹ, ông bà tới tam đại, tứ đại), cần quan tâm tới “các cụ cao hơn” (gọi là cao tằng tổ tỉ), bởi không có các cụ lớn thì sao có các cụ gần để phù hộ cho con cháu làm ăn có tài lộc?

Cũng không nên chỉ thắp hương mỗi nhà mình, mà với “xóm giềng” cạnh các cụ cũng nên “thăm hỏi”. Nếu có những ngôi mộ vô chủ cũng thắp cho “họ” nén hương.

Theo tâm linh thì “phương tiện” để con cháu tưởng nhớ, kết nối với gia tiên là bàn thờ và mộ phần. Bàn thờ và mộ phần tổ tiên được chăm sóc tốt và đúng cách con cháu sẽ được phù hộ, nếu không con cháu có bị ảnh hưởng, bởi “âm siêu, dương thái” – nghĩa là phần âm có nhẹ nhàng siêu thoát thì các cụ mới phù hộ được cho con cháu.

Nên tạ mộ vào ngày nào?

Tuỳ theo phong tục từng nơi mà tạ mộ diễn ra mang tính chất gia đình nhỏ, hoặc đi theo dòng họ. Những người quanh năm đi làm ăn xa thường trở về cố hương vào dịp Tết để tạ mộ, sum họp với gia đình.

Các dòng họ tạ mộ theo dòng tộc thường quy định một ngày chạp họ, để thân tộc cùng gặp mặt cuối năm tại nhà thờ họ để cúng lễ, dọn dẹp, trang hoàng… đón Tết. Thời gian thường vào ngày nghỉ để mọi người có mặt đông đủ hơn.

Thời gian tạ mộ thường là từ sau lễ Táo quân chầu Trời, kéo dài tới 30 tháng chạp âm lịch, để kết hợp mời ông bà về ăn Tết vào trưa 30 Tết.

Việc chính khi đi tạ mộ

Công việc trong lễ tạ mộ là dọn dẹp sạch sẽ cho phong quang, thoáng đáng mộ phần của người đã mất. Là mộ đất có thể đắp lại nấm cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại, cây hoang mọc trùm lên mộ, cũng là cách giảm bớt rắn, chuột đào hang, làm tổ.

Các cụ già thì lo việc cúng khấn tổ tiên nơi phần mộ.

Theo sách Táng Kinh, khi tạ mộ cần quan sát phần mộ, nếu thấy có những điều sau thì cần cải tạo sớm. Tuy không có căn cứ khoa học nào chứng minh, nhưng việc làm này cũng có thể coi như sự củng cố niềm tin và thanh thản:

- Mộ phần ở nơi trũng, thấp mà vô cớ nứt nẻ, bát hương vỡ nứt.

- Trong nhà có nam/ nữ hay gây điều tiếng; nhà có con cái ngỗ nghịch, hay ăn phải đồ độc, mắc bệnh điên cuồng, kiếp hại, hình trường.

- Nhân khẩu bất an, sự nghiệp thất bại, gia sản hao hụt.

- Mộ táng tại bát diệu sát, thủy khẩu chảy từ hoàng tuyền thủy (đại ý là nước chảy vào phần mộ).

Tạ mộ tổ tiên như thế nào cho đúng

Ảnh minh họa.

Sắm lễ tạ mộ

Quan điểm của ông Tam Nguyên cho rằng, tạ mộ là tạ thần linh thổ địa, vì vậy dịp này nên dâng mâm cỗ lớn ở miếu thần linh, trong đó có xôi, gà (giò hoặc trống thiến nguyên con bày trên xôi).

Lễ tạ mộ truyền thống, nơi mộ phần sắm lễ hoa quả đơn giản (hương, nước, hoa tươi, trầu cau, hoa quả, thuốc lá, chè, rượu trắng (kèm chén đựng rượu 5 cái), nến cốc màu đỏ. Không nên sắm lễ lớn, bởi chưa chắc các cụ đã được hưởng vì các vong linh xung quanh có thể quấy nhiễu. Muốn cúng tiến các cụ thì sau lễ tạ mộ, con cháu đã mời các cụ về nhà đón Tết lúc đó mới làm cơm cúng, tha hồ biếu các cụ hoa quả, thực phẩm, vàng mã. Phần sắm lễ tạ mộ tùy theo điều kiện, lòng thành của gia chủ.

Có thể dùng vàng mã, hoặc tùy vong linh mà dùng áo quần mã phù hợp cúng tiến. Nhưng không nên dùng nhiều vàng mã.

Ở nghĩa trang có nơi thờ Thần linh, Thổ địa riêng thì phải bày lễ hai nơi, và tùy theo phong tục địa phương mà có điều chỉnh thích ứng. Nhưng các nhà tâm linh đều khuyên nên tránh dâng cúng những đồ sát sinh trong lễ cúng tâm linh.

Lễ tạ mộ có nhiều bài văn khấn, dành cho nhiều đối tượng khác nhau. Nếu không hiểu kỹ về “tâm khấn”, thì lời khấn không mấy linh nghiệm.

Người không biết, tốt nhất dùng cuốn Văn khấn Việt Nam do Hòa thượng Thích Thanh Tuệ biên soạn (NXB Văn hóa Thông tin ấn hành), có bán ở các hiệu sách tâm linh và khu vực chùa chiền.

Ai không nên đi tạ mộ?

Ai muốn đi tạ mộ trước hết hay chú ý tới tình trạng sức khỏe của mình.

- Những phụ nữ có thai, người ốm yếu, đau bệnh… không nên ra mộ.

- Phụ nữ đang kỳ “đèn đỏ” cũng không nên tới mộ phần, nghĩa trang.

- Trẻ dưới 10 tuổi cũng không nên cho đi theo ra nghĩa trang.

Việc kiêng kỵ này không phải mê tin mà hoàn toàn khoa học. Lý do là những đối tượng này dễ bị nhiễm âm khí, phong hàn, hoặc một số bệnh thời khí… rồi tưởng bị ma tà quỷ quái và trở thành “mồi” cho các chiêu trò mê tín.

Các nhà tâm linh cho rằng, điều quan trọng trong việc tạ mộ là thể hiện lòng quý kính, tưởng nhớ người đã khuất, và nguyện làm những điều thiện lành, hồi hướng công đức cho họ.

Theo Ngọc Hà (Gia đình và Xã hội)

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Tổ ấm của ca sĩ Trọng Tấn

"Trên tường về nhà, phải đi qua một cái cổng làng to đùng ở đầu Kim Giang, mình có cảm giác như đang sống trong một miền quê yên tĩnh", Trọng Tấn tâm sự, thể hiện rõ tuýp người hoài cổ, thích sự giản đơn, mộc mạc.

Xem thêm  

Tổ ấm của ‘chuồn chuồn ớt’ Ngọc Khuê

Nằm trong con ngõ nhỏ trên đường Nguyễn Sơn (Gia Lâm, Hà Nội), tổ ấm của ca sĩ Ngọc Khuê xinh xắn và rất "xì-tin" với nhiều loại hoa, gấu bông, bướm, chuồn chuồn trang trí. Toàn bộ không gian nội thất đều do người anh họ thiết kế.

Xem thêm  

Tổ ấm của một doanh nhân

Gia đình gồm 4 thành viên, cha mẹ và hai con trai. Họ muốn ngôi nhà đáp ứng các yêu cầu của cuộc sống hiện đại như tiện nghi, thoáng mát... Chủ nhà là một doanh nhân, nên cần không gian thư giãn trong nhà sau những giờ làm việc căng thẳng.

Xem thêm  

Nhà phố ở Canada

Căn nhà này của một gia đình trẻ, chỉ có hai người sinh sống. Chủ nhà, những người từng gắn bó với nơi này hơn 30 năm, đã quyết định không chuyển đi nơi khác mà xây dựng một ngôi nhà mới, xinh xắn.

Xem thêm  

Ngôi nhà mở bên bờ hồ Tây

Nằm bên bờ Hồ Tây, thoạt nhìn, ngôi nhà có vẻ nhỏ nhắn và khiêm nhường với những đường nét đơn giản, hình khối mạch lạc. Thế nhưng, cũng như tính cách của chủ nhân, ngôi nhà có vẻ ngoài không nổi bật này lại có một không gian mở, luôn chào đón bè bạn.

Xem thêm  

Tư gia của cựu ca sĩ 98 Degrees

Chẳng bao lâu sau khi chia tay nữ diễn viên Jessica Simpson, mùa xuân năm 2006, cựu thành viên của ban nhạc 98 Degrees, Nick Lachey, đã quyết định quên đi nỗi buồn bằng cách tậu một căn nhà tại Bel Air (Los Angeles, bang California).

Xem thêm  

Penthouse của Britney Spears

Căn hộ penthouse 3 phòng ngủ tọa lạc tại tòa nhà Silk Building ở phía đông Greenwich (New York) là một trong vô số bất động sản của cô công chúa nhạc pop Britney Spears. Nhưng có vẻ như, cô nàng chẳng mấy khi đoái hoài đến nó.

Xem thêm  

Căn nhà lãng mạn của Demi Moore

Nằm ở vùng ngoại ô khu Beverly Hills nổi tiếng, căn nhà của cặp diễn viên Hollywood, Demi Moore và Ashton Kutcher, không hề "lệch lạc" như cách mọi người vẫn nói về sự khác biệt tuổi tác của họ.

Xem thêm