Ống kính zoom quang 18x với góc chụp rộng tới 28 mm. |
Tất cả lại được gói gọn trong một hình khối gọn nhẹ vừa tay. Chưa hết, tầm giá 600 USD khiến máy ảnh 7 "chấm" SP-550UZ của Olympus là đối thủ đáng gờm của các máy siêu zoom Fujifilm FinePix S9600, Sony H5 và Canon PowerShot S3 IS.
Thiết kế
Khi cầm SP-550UZ trên tay, bạn sẽ cảm thấy rất thoải mái. Nút chụp, lẫy zoom đều vừa tầm với trong khi mặt trước gờ nổi bọc cao su và chỗ nghỉ cho ngón tay cái cũng được thiết kế nhám chống trượt. Không như các máy ảnh có ống kính lệch tâm khác (máy ảnh của Olympus ống kính cũng có thiết kế này), SP-550UZ được cân bằng trọng lượng nhờ phân bố khoang đặt 4 pin AA. Bạn có thể chụp một tay dễ dàng khi chụp ở khoảng xa nhất của ống kính mặc dù tốt nhất bạn nên cầm hai tay để tăng sự ổn định, chắc chắn.
Các bài liên quan |
*Olympus thêm hai máy ảnh D-SLR |
*Thoải mái với Olympus FE-170 và FE-180 |
*Olympus 510UZ - ưu tiên tốc độ |
Nhìn phía trước, máy ảnh siêu zoom của Olympus trông khá giống Canon PowerShot S3 IS. Có nút bấm để flash bật lên cao hơn 2 cm so với đỉnh máy. Không may, không có vòng chỉnh zoom thủ công cho ống kính và không có cơ cấu tiếp nhận hotshoe để cắm flash ngoài. Máy ảnh 7 chấm này được trang bị nắp đậy bảo vệ ống kính, nhưng nhiều khi gây bực mình với những cảnh cần chụp nhanh mà lại quên tháo nắp, yêu cầu phải buộc dây cho nó để tránh thất lạc.
Phía sau SP-550UZ là màn hình 2,5" độ phân giải 230.000 pixel cùng các nút chức năng chuyên dụng phổ biến ở hầu hết các máy ảnh. Nút điều khiển 4 hướng để bạn bù sáng, chọn chu kỳ flash, hẹn giờ chụp 2 hoặc 12 giây, chụp macro với khoảng cách chỉ 1 cm. Có các nút riêng lẻ khác trong tầm với ngón cái để bạn gọi ra menu, chuyển chế độ xem ảnh, xóa và thay đổi thông số màn hình, kính ngắm điện tử.
Dưới đáy là nắp pin có khóa an toàn. Cạnh đó là các rãnh để ghép giá đã ba chân nhưng bằng nhựa nên việc thao tác không dễ dàng bằng loại bọc kim loại.
Tính năng
Ống kính zoom quang 18x của máy bắt đầu từ góc chụp rộng 28 mm F2.8 tới F4.5 ở khoảng chụp xa nhất. Máy ảnh Olympus sử dụng hệ thống ổn định ảnh kiểu dịch cảm biến CCD để bù các rung động của camera khi chụp xa. Trong suốt quá trình thử nghiệm hệ thống ổn định ảnh làm việc chụp chậm hơn nhiều nhưng ảnh nét hơn trông thấy.
Cùng với hệ thống ổn định ảnh, SP-550UZ còn hỗ trợ mức nhạy sáng cao để chụp các chủ thể hiếu động, với ISO lên tới 5.000 (dù chỉ dành cho độ phân giải 3 "chấm"). Tuy nhiên, chất lượng ảnh ở ISO 3.200 và ISO 5,000 hầu như không sử dụng được mà chỉ mang tính chất minh họa.
Màn hình LCD 2,5 inch 230.000 pixel. |
Tính năng khác ở SP-550UZ là chụp thủ công hoàn toàn với hiển thị trên LCD theo thời gian thực khi bạn thay đổi độ mở hoặc tốc độ chụp. Chế độ chụp liên tiếp có thể đạt tốc độ 15 bức/giây với các bức có độ phân giải 1,2 Megapixel số lượng 20 bức; có phần chỉ dẫn trong nút xoay chế độ để hỗ trợ việc cài đặt chụp cảnh theo điều kiện bên ngoài. Cũng có một lựa chọn cho việc chụp ảnh RAW, nhưng chỉ có tác dụng cho từng bức đơn lẻ.
Điều không thực sự hài lòng là như bạn bấm nút chụp nửa vời không giúp bạn ra khỏi menu ngay mà bạn vẫn phải bấm nút menu để thoát. Mỗi khi thay đổi một chế độ cài đặt đặc biệt nhiều người chỉ muốn bấm một nút duy nhất dù có thể là bấm hai lần liên tiếp.
Tốc độ thực thi
Đối với một máy ảnh siêu zoom thừa mứa tính năng lại gọn nhẹ như SP-550UZ không ngạc nhiên khi tốc độ thực thi của nó không thể thuộc hàng nhanh nhẹn nhất. Nó cần 2,6 giây để khởi động tính cả thời gian mở nắp ống kính và chụp bức đầu tiên ở giây thứ hai.
Ưu: Ngoại hình gọn nhẹ giàu phong cách, pin cỡ AA thay thế dễ dàng, zoom quang 18x ở góc chụp rộng 28 mm, hệ thống ổn định ảnh kép, chế độ chỉnh tay hoàn toàn, chụp liên tiếp tốc độ 15 bức/giây ở độ phân giải 1,2 Megapixel. |
Nhược: Không có vòng chỉnh zoom thủ công và cơ cấu ghép flash ngoài, cơ cấu ghép tripod bằng nhựa, chụp liên tiếp giới hạn ở ba bức, ảnh không dùng được ở ISO 3.200 và 5.000. |
Điểm đánh giá: 7,4/10. |
Trung bình nó cần 2,8 giây để chụp ảnh ở mức zoom tối đa 18x. Các bức không flash có khoảng chờ 2,7 giây trong khi nếu bật flash cần 3,1 giây. Trễ mở cửa trập không đáng kể, chỉ 0,1 giây. Tuy nhiên, chụp ảnh RAW là một câu chuyện khác. Nó ỳ ạch thực hiện với 7 giây mỗi bức.
Trong điều kiện sáng tốt, trễ lấy nét ở góc chụp rộng là 1 giây; trong khi điều kiện thiếu sáng là 2,5 giây. Ở khoảng chụp xa nhất, máy ảnh cần 1 - 2 giây để chốt được tiêu cự (lấy nét). Thời gian chờ sẽ lâu hơn với điều kiện sáng yếu.
Như đã nói ở trên, SP-550UZ có thể chụp liên tiếp 20 bức 1,2 Megapixel với tốc độ 15 bức/giây. Sau 20 bức này, máy ảnh cần 8 giây để ghi chúng vào thẻ nhớ Olympus xD-Picture loại H dung lượng 1 GB. Mặt khác, khi chụp liên tiếp ảnh JPEG độ phân giải tối đa, SP-550 UZ, gây thất vọng vì chỉ cho chụp tổng cộng 3 bức rồi chờ bộ nhớ đệm giải phóng không gian.
Chất lượng ảnh
Nhìn chung, người dùng hoàn toàn có thể hài lòng về chất lượng ảnh tạo ra bởi máy, đặc biệt trong điều kiện đủ sáng. Chỉ có nhiễu đường viền đáng kể ở các góc chụp rộng và viền tím ở các bức có đèn nền, nhưng lỗi này không có gì đáng ngạc nhiên.
Ở ISO 400 ảnh thu được rất sắc nét. Nhiễu chỉ bị phát hiện bằng mắt thường ở ISO 800, và ở ISO 1.600 mới ảnh hưởng đến chất lượng. Tính chi tiết bị đánh mất và bức ảnh như được phủ một lớp cát mỏng nhiều màu. Tuy nhiên, ảnh chụp ở ISO 3.200 và ISO 5.000 (độ phân giải 2.048 x 1.536) là không chấp nhận được trừ phi bạn cứ liều chụp và xếp tiêu chí chất lượng ảnh xuống dưới cùng.
T.B. (theo Cnet)
Ảnh: Cnet
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet