Nội dung
Root khác với việc cài hệ điều hành (firmware) khác cho Android. Có nhiều hệ điều hành cho Android. Nhưng root chỉ đơn giản là việc nắm quyền điều khiển hoàn toàn thiết bị Android của bạn.

Root android là gì
Trước tiên, nếu không root có dùng máy bình thường được không?
Câu trả lời là có, bạn có hoàn toàn có thể dùng bình thường với các nhu cầu của mình. Điện thoại Android về cơ bản là đã có đầy đủ các chức năng cần thiết của một chiếc điện thoại thông minh. “Cần phải root mới có thể cài app cr@ck” – đây là một thông tin không chính xác. Android có thể cài phần mềm một cách thoải mái mà không cần biết bạn tải phần mềm đó từ nguồn nào. Ngay cả các bạn học sinh còn biết dùng đến AppStoreVN rồi phải không nào Root android là gì ?


Vậy Root là gì? (rút rút rót rót)

Nếu như nhu cầu của bạn là ngoài dùng bình thường còn muốn bỏ thời gian ra tối ưu cho chiếc điện thoại của mình thì chúng ta bắt đầu bàn đến root. Như phần trên có nói, không root vẫn dùng bình thường, vậy tại sao phải root? Đơn giản vì một số những tuỳ chỉnh, một số nhu cầu cần phải root mới thực hiện được (chi tiết sẽ bàn ở phần sau). Đây là những tuỳ chỉnh nâng cao do đó cần có quyền root mới làm được.

Bình thường bạn dùng Android với quyền user, sau khi root thì bạn dùng nó với quyền admin. Nói tóm lại, root thay đổi quyền của bạn. Root là tuỳ chỉnh về phần mềm, không can thiệp phần cứng vì thế nó không nguy hại đến phần cứng. Thao tác để root máy khá đơn giản, tuy nhiên nó cũng có một chút mạo hiểm, vì thế dù % hỏng máy không cao nhưng bạn vẫn rất có thể làm hỏng chiếc máy của mình nếu không thực hiện đúng hướng dẫn (hỏng ở đây là hỏng về phần mềm và máy khởi động không lên).

Root máy đơn thuần không làm máy hao pin hơn, không làm máy chạy chậm hơn … Và bản thân nó cũng không làm máy bạn tốt hơn. Sau khi root thì bạn mới tiến hành các thao tác tuỳ chỉnh để máy được tốt hơn theo ý mình. Các thủ thuật này được hướng dẫn rất nhiều trong phần THỦ THUẬT ANDROID của Tinhte.


Cụ thể hơn, sau khi root có thể làm gì?

Nhiều người ghét những phần mềm mà hãng cài sẵn trong máy và muốn loại bỏ nó đi cho đỡ nặng. Đấy là lý do để họ root chiếc Android của mình, tuy nhiên nó cũng chỉ là 1 lý do mà thôi. Có rất nhiều lý do khác để root như: được can thiệp sâu vào vào hệ thống, chỉnh sửa file trong system …

Chạy các phần mềm hay mà yêu cầu root như: Titanium Backup – sao lưu mạnh mẽ hay AdAway – Chặn quảng cáo trong phần mềm … Các phần mềm khác như: Root explorer, Button Savior, Font Changer, Chainfire …

Cài rom cook cũng là một việc mà những người dùng Android hay làm sau khi root máy. Các rom cook thường đã được tuỳ biến sẵn. Tuy nhiên, sau khi root máy bạn đã có thể vọc nhiều rồi, không nhất thiết phải cook rom cũng được. Nếu bạn đã root thì hãy vọc trên rom gốc trước, sau khi đã thành thạo rồi hãy sử dụng rom cook J

Nếu bạn thấy những việc làm trong phần “sau khi root có thể làm …” không hấp dẫn bạn, như vậy thì bạn có thể không root cũng được.

Về cơ bản, nếu bạn thích vọc vạch thì nên root, rất thú vị. Một số dòng smartphone cũ muốn lên Android nhưng bị "lag" như Xperia Arc/Arc S thì root là cách tốt nhất để máy chạy Android 4.0 mà không bị lag.


Root android là gì

Những nguy cơ đến từ root?

Trước tiên phải nói đến đó là hành động root máy sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi đi bảo hành, nhiều hãng từ chối bảo hành nếu bạn đã thực hiện thao tác này. Về cơ bản root được xếp vào nhóm gây hoạ và có thể gây ra lỗi hệ thống, vì thế bạn root thì bạn phải tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình.

Edit: root xong vẫn có thể flashback lại firmware gốc, nhưng bạn phải biết làm nhé Root android là gì

Root xong thì máy cũng sẽ không nhận được update tự động nữa (OTA update). Thực tế thì lâu lắm Android mới có OTA update một lần nên có lẽ nó không ảnh hưởng nhiều. Có % rất nhỏ root máy biến nó thành cục chặn giấy đắt tiền, tuy % này là rất nhỏ và hi hữu tuy nhiên chuyện gì cũng có thể sảy ra.

Edit: nhiều phần trăm chứ không phải ít phần trăm nhé Root android là gì

Như đã nói ở trên root máy là chiếm quyền admin. Khi quyền admin mặc định được kích hoạt thì phần mềm bạn cài vào cũng sẽ sử dụng quyền đó. Nếu lỡ cài nhầm phần mềm “xấu” thì nó có làm gì mình cũng không biết được.



Root android là gì
Root và rom cook khác nhau thế nào?

Root máy và sử dụng rom cook là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Sau khi root rom gốc của máy thì bạn đã có thể vọc phá rồi, rom cook thường được tích hợp các tuỳ chỉnh sẵn. Có một vấn đề đó là rom cook thì thường không ổn định để sử dụng lâu dài, và nó cũng thường xuyên ra các bản cập nhật vì thế nếu xác định dùng rom cook thì bạn cũng phải bỏ ra nhiều thời gian để mò mẫm với nó hơn.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

5 laptop được đánh giá cao của Asus

Có thể nói thương hiệu Asus ngày càng được biết đến nhiều hơn trong thời gian gần đây. Bắt đầu từ năm 2011 với dòng Zenbook cao cấp, công ty Đài Loan cho thấy họ đủ khả năng thiết kế những sản...

Xem thêm