Nội dung

Bún mắm vốn là món ăn đặc trưng của miền sông nước Tây Nam Bộ nhưng lại được lòng phần đông thực khách cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Hương thơm nồng đặc trưng từ các loại mắm cùng màu sắc hấp dẫn, bắt mắt từ những đặc sản miền Tây (cá, tôm, mực, rau đắng, bông súng,..), thêm chút thịt heo quay, cà tím, đã tạo nên một món ăn vừa đẹp mắt, lại ngon đến "quên lối về".

Nhắc đến những quán bún mắm ngon "đỉnh" nhất Sài Gòn, không thể không nhắc đến quán bún mắm nằm trên đường Khánh Hội (Quận 4), ngay gần cầu Kênh Tẻ.

 Quán bún mắm đi qua nhìn tủ kính đã muốn vào ngon nức tiếng sài gòn

Những tô bún mắm đẹp như tranh vẽ của hàng bún mắm duy nhất trên đường Khánh Hội

Quán hấp dẫn thực khách ngay từ chiếc tủ kính đặt ở lối vào, đựng đủ các loại nguyên liệu ngon mắt. Người qua đường, ngửi mùi mắm thơm nồng quyến rũ, ngắm thịt cá tươi ngon, rau xanh chất đầy trong tủ, khó có thể kìm lòng mà không ghé vào và gọi một tô bún. Đặc biệt, trong những ngày Sài Gòn mưa gió dầm dề, quán lại càng đông nghịt khách. 

 Quán bún mắm đi qua nhìn tủ kính đã muốn vào ngon nức tiếng sài gòn

Quán hấp dẫn thực khách ngay từ chiếc tủ kính đặt ở lối vào, đựng đủ các loại nguyên liệu ngon mắt. 

 Quán bún mắm đi qua nhìn tủ kính đã muốn vào ngon nức tiếng sài gòn

Thịt, cá, chả, mực, tôm đều rất tươi ngon, chắc nịch

 Quán bún mắm đi qua nhìn tủ kính đã muốn vào ngon nức tiếng sài gòn

Thịt heo quay da giòn rụm, vàng tươi bên ngoài, thịt mềm ngọt bên trong cùng với chả cá thác lác dai ngon được bày biện gọn gàng, đẹp mắt.

 Quán bún mắm đi qua nhìn tủ kính đã muốn vào ngon nức tiếng sài gòn

Sả ớt thơm lừng, hành ngò xanh um cùng cà tím được cắt khúc nêm nếm rất vừa miệng.

Quán có diện tích khá hẹp nhưng cô Tám, chủ quán bún mắm trên đường Khánh Hội cho biết, một ngày cô bán khoảng hơn 300 bát bún, đông nhất là vào giữa trưa và chiều tối. 

Bún mắm của quán có hai loại, loại thường 50.000 đồng và loại đặc biệt 60.000 đồng. Tuy giá tiền khác nhau nhưng cả hai loại bún đều rất chất lượng.

Tô bún được bưng ra, xếp đầy ụ nào tôm tươi chín đỏ au, mực nang béo ú giòn sần sật, thịt heo quay da vàng giòn rụm, thịt cá lóc trắng phau phau, ớt nhồi thịt và chả cá thác lác vừa thơm vừa dai, cà tím nêm nếm rất vừa miệng. Thêm vào đó, nước lèo đậm đà hương mắm, nóng hổi và thơm nức, hành ngò thái sợi tươi xanh trông rất bắt mắt. Điểm khác nhau duy nhất giữa hai loại bún là với tô bún đặc biệt, các loại thịt cá sẽ được... nhân đôi. 

 Quán bún mắm đi qua nhìn tủ kính đã muốn vào ngon nức tiếng sài gòn

Bún mắm của quán có hai loại, loại thường 50.000 đồng và loại đặc biệt 60.000 đồng. Tuy giá tiền khác nhau nhưng cả hai loại bún đều rất chất lượng. Điểm khác nhau duy nhất giữa hai loại bún là với tô bún đặc biệt, các loại thịt cá sẽ được... nhân đôi.

 Quán bún mắm đi qua nhìn tủ kính đã muốn vào ngon nức tiếng sài gòn

Tô bún mắm vô cùng đầy đặn với nhiều nguyên liệu hải sản khác nhau

Một điểm đặc trưng phân biệt quán bún mắm Khánh Hội với các quán bún mắm khác chính là món ớt nhồi thịt "có một không hai". Thịt heo xay nhuyễn được nhồi trong những trái ớt đỏ tươi rất to, sau đó được đem chiên vàng.

Ai sợ cay lần đầu nhìn sẽ thấy e ngại nhưng nếm rồi mới biết, món ớt nhồi thịt này hoàn toàn không cay (vì ớt đã được loại bỏ hết hạt), chỉ có vị ngon ngọt, dai giòn của thịt (tương tự như món giò hay mọc của người miền Bắc) và mùi hăng nồng của ớt.

 Quán bún mắm đi qua nhìn tủ kính đã muốn vào ngon nức tiếng sài gòn

Một điểm đặc trưng phân biệt quán bún mắm Khánh Hội với các quán bún mắm khác chính là món ớt nhồi thịt "có một không hai". Thịt heo xay nhuyễn được nhồi trong những trái ớt đỏ tươi rất to, sau đó được đem chiên vàng.

 Quán bún mắm đi qua nhìn tủ kính đã muốn vào ngon nức tiếng sài gòn

Món ớt nhồi thịt này hoàn toàn không cay (vì ớt đã được loại bỏ hết hạt), chỉ có vị ngon ngọt, dai giòn của thịt (tương tự như món giò hay mọc của người miền Bắc) và mùi hăng nồng của ớt.

Rau ăn kèm với bún mắm cũng vô cùng phong phú. Giá, hẹ, rau đắng, rau chuối, kinh giới, kèo nèo, bông súng được xếp gọn ghẽ cùng với chanh thái miếng, ớt dầm mắm và nước me, tất cả đều do quán tự chế biến.

Bún chưa bưng đến mà nước miếng chỉ chực ứa ra trong miệng thực khách vì chỉ nhìn đồ ăn kèm thôi đã thấy thèm. Gọi là đồ ăn kèm nhưng những món này lại chính là linh hồn của tô bún mắm, giúp cho món ăn tròn vị, trọn vẹn hơn.

 Quán bún mắm đi qua nhìn tủ kính đã muốn vào ngon nức tiếng sài gòn

Giá, hẹ, rau đắng, rau chuối, kinh giới, kèo nèo, bông súng được xếp gọn ghẽ cùng với chanh thái miếng, ớt dầm mắm và nước me để ăn kèm

Ai có dịp đi qua đường Khánh Hội, đừng quên dừng chân tại quán bún mắm duy nhất ở nơi đây để được thưởng thức món ăn đặc sản miền Tây, vừa đẹp, vừa ngon đến “quên lối về” này nhé!

Quán bún mắm đi qua nhìn tủ kính đã muốn vào ngon nức tiếng sài gòn

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Thưởng thức cháo đêm Sài Gòn

Đối với những người phải làm việc vào ban đêm hay thường phải thức khuya thì món cháo được ưa chuộng, đơn giản vì nó dễ nuốt, dễ tiêu hóa về đêm. Cháo bình dân nhất là món cháo trắng ăn với thịt kho, tép rang, hột vịt muối…

Xem thêm  

Ashima giữa lòng Hà Nội

Nằm trên một đường phố cổ vào loại đẹp nhất Hà Nội - phố Phan Đình Phùng, nhà hàng Ashima có một không gian sang trọng và yên tĩnh. Như tuân thủ theo một phong cách kín đáo, vẻ bên ngoài giản dị mộc mạc của nhà hàng lại ẩn chứa một sức sống tự ngàn xưa.

Xem thêm  

Vũ điệu Carmen ở TP HCM

Có người từng ví Carmen tựa một cái "hầm rượu" bởi lối thiết kế khum hẹp. Trong giai điệu bi tráng và đầy chất tự sự về tình yêu, cuộc đời… của dòng nhạc Flamenco, Carmen dễ dàng giúp người ta liên tưởng tới hình ảnh của nàng Carmen với chiếc váy xòe, bước nhảy điệu nghệ...

Xem thêm  

Cà phê Sài Gòn

Từ 8 đến 10 giờ sáng là thời điểm thức dậy của một bộ phận lớn “dân chơi”; tầm 4-5 giờ chiều là giờ rảnh việc của dân công sở; chừng 7 giờ tối đến 11 giờ đêm là khoảng thời gian giải trí của phần đông người ở TP HCM. Vì thế, những quán cà phê ở thành phố này ít khi nào vắng khách.

Xem thêm  

Ăn trai ngọc

Loài trai ngọc là động vật thân mềm sống dưới nước, được bao bọc bởi hai lớp vỏ cứng. Khi một dị vật nào đó lọt vào cơ thể, trai sẽ tiết ra một chất bọc lấy dị vật đó và khối chất bọc này cứ lớn dần thành viên ngọc trai, hay còn gọi là trân châu.

Xem thêm