1. Ngã low-siding không phải là cách để dừng xe nhanh
Có hai dạng ngã môtô mà người trong nghề phân biệt là high-siding và low-riding. Trong đó high-siding là khi bạn trượt theo xe, gặp vật cản bị văng, lộn nhiều vòng trong không khí. Low-siding là kiểu ngã sụp người xuống đường, thường gặp khi xe vào cua bị mất độ bám.
Rượt đuổi ngoạn mục như trên đường đua với những chiếc dirtbike (xe cào cào) trên đường đất là một trong những cảnh kinh điển của nhiều phim. Nhớ rằng dirtbike không thiết kế để chạy tốc độ cao như sportbike, vì thế cảnh quay đó chỉ là một yếu tố cường điệu tăng tính hấp dẫn.
3. Muốn nhảy phải có đường dốc
Đạo diễn yêu cầu diễn viên thực hiện cảnh quay phi xe trên không trung nhưng không hề có một đoạn đường dốc nào làm bàn đạp. Thực tế nếu không có độ dốc, xe sẽ không có quán tính để bay lên không trung, dù đang ở vận tốc nào chăng nữa.
4. Tiếng rít lốp xe không dễ tạo ra
Nam chính phi môtô đến đường cụt hoặc gặp cua gấp, anh chống một chân và thực hiện cú phanh đồng thời bẻ tay lái, lốp xe rít lên những tiếng đầy hưng phấn. Thực tế, để lốp xe phát ra tiếng kêu, một là khi phanh gấp hoặc trời mưa, hai là khi xe bị khóa bánh, quán tính quá lớn làm bánh xe bị lê dài trên đường, chứ không phải chỉ phanh và bẻ tay lái ở góc cua là tạo ra được tiếng rít như thế.
\
5. Môtô như một thứ đồ chơi rẻ tiền
Những người yêu môtô ít nhiều sẽ không đồng ý với cách sử dụng xe của nhân vật phim ảnh. Họ quăng quật, vứt bỏ không thương tiếc "tình yêu" của mình. Ngược lại, ở thực tế ai mê xe đều chăm chút rất cẩn thận.
6. Môtô không có tới 10, 20 số
Để tăng phần kịch tính, nhiều bộ phim thường đưa những cảnh người lái môtô gẩy số khi tăng tốc. Nhưng đôi khi quá lạm dụng yếu tố này nên dường như chiếc xe không ở mức 5, 6 cấp như bình thường mà lên tới 10, 20 cấp vì cảnh quay bị lặp lại nhiều lần.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet