Một nghiên cứu khoa học mới đây đã chỉ ra rằng, người nào hay có thói quen đăng tải những câu nói trí tuệ trên mạng xã hội thường có chỉ số thông minh… không được cao cho lắm.
Từ khi các trang mạng xã hội như Facebook hay Twitter trở nên thịnh hành, thì đã có rất nhiều người thường xuyên đăng tải các câu nói “có vẻ” trí tuệ lên trang cá nhân như một cách để thể hiện mình. Tuy nhiên, một nghiên cứu khoa học mới đã chỉ ra rằng, những người có thói quen như vậy thực tế lại không đươc thông minh cho lắm. Đồng thời, nghiên cứu này cũng cho thấy, nhóm người trên còn hay tin tưởng vào tôn giáo, các thuyết âm mưu và những sự kiện khác liên quan tới ma quỷ.
Những người hay có thói quen đăng tải câu nói trí tuệ trên mạng xã hội thường kém thông minh.
Theo đó, trong nghiên cứu có tên “Về sự tiếp nhận và xác định những thứ giả bộ sâu sắc vớ vẩn”, những nhà tâm lý học đã tiến hành 4 thí nghiệm trên 845 tình nguyện viên nhằm xác định mức độ tiếp nhận của họ đối với những câu nói “có vẻ sâu sắc và trí tuệ”. Và tất nhiên, những câu nói đó chỉ là sự pha trộn giữa những câu nói nổi tiếng của các nhà hiền cùng các “tác phẩm” của những nhà tâm lý học tiến hành nghiên cứu.
Ngoài ra, những tình nguyện viên còn tham gia vào một số thử nghiệm nhỏ liên quan tới các thói quen khác trên mạng xã hội, niềm tin vào tôn giáo cũng như các hiện tượng ma quỷ hay niềm tin vào các loại thuyết âm mưu. Kết quả này đã cho thấy, những người thể hiện sự đồng tình với những câu nói “sâu sắc” tới từ các nhà tâm lý học cũng thường có thói quen chia sẻ vô số câu nói tâm đắc của mình trên mạng xã hội và có xư hướng tin vào các thế lực siêu nhiên khác.
Trên tạp chí Judgment and Decision Making (Phán đoán và Đưa ra Quyết định), nhà tâm lý học nhận thức Gordon Pennycook - hiện đang làm việc tại Đại học Waterloo, Ontario, Canada, và đồng thời cũng là người dẫn đầu nghiên cứu trên đã cho biết: “Trong xã hội hiện nay, nhiều người đang tập trung vào những thứ giả sâu sắc vớ vẩn với những câu nói tưởng chừng mang ý nghĩa sâu xa và đầy tính trí tuệ nhưng thực ra lại không mang bất cứu hàm ý gì. Nghiên cứu này đã chứng minh, những người có xu hướng tiếp nhận những thứ giả sâu sắc với vẩn này thường có khả năng nhận thức không cao, do vậy luôn cảm thấy mình thông minh và thường xuyên chia sẻ những câu nói tưởng chừng trí tuệ đó nhưng thực tế lại có xu hướng tin tưởng mù quáng vào những niềm tin tôn giáo, những sự kiện ma quỷ hay những thuyết âm mưu vô căn cứ”.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet