Khoai tây
Thông thường, nhiều người trong chúng ta ăn sống một số loại rau như dưa chuột, cà chua…Tuy nhiên, không phải tất cả các loại rau đều an toàn để tiêu thụ khi sống và khoai tây là một trong số này. Tiêu thụ khoai tây sống có thể gây ra các bệnh về tiêu hóa, đau đầu và buồn nôn, vì khoai tây sống có thể chứa một độc tố được gọi là solanine.
Các loại đậu
Đậu có chứa chất đạm và chất chống oxy hoá. Tuy nhiên đa phần các loại đậu đều không phù hợp để ăn sống.
Đậu có một số lợi ích về sức khỏe khi chúng được tiêu thụ đúng cách, nghĩa là sau khi đun sôi và nấu chín. Khi chưa được nấu chín, chất saponin ở lớp ngoài và hemagglutinin trong hạt có thể gây ra các chứng buồn nôn, nôn mửa, các vấn đề tiêu hóa và tiêu chảy sau nhiều giờ tiêu thụ.
Sữa tươi
Cũng giống như mật ong, phần lớn chúng ta ngày nay tiêu thụ sữa đã mua trong kho, được thanh trùng và an toàn sau khi đun sôi. Tuy nhiên, nhiều người thích thực phẩm hữu cơ hoặc những người chăn nuôi bò có xu hướng uống sữa tươi ngay sau khi lấy từ con bò, có thể không an toàn cho sức khỏe. Sữa tươi có thể chứa các vi khuẩn như E. coli, salmonella ... có thể gây ra một số bệnh vi khuẩn ở người.
Súp lơ
Hầu hết những người có ý thức về sức khoẻ đều có khuynh hướng bổ sung thêm súp lơ xanh tươi vào xà lách hoặc bữa ăn của họ. Súp lơ xanh là một loại rau rất giàu chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích về sức khỏe. Tuy nhiên, súp lơ xanh sống chứa các loại đường không dễ tiêu hóa và có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Vì vậy hãy nấu chín súp lơ xanh thay vì ăn sống sẽ giúp làm cho các loại đường dễ tiêu hóa hơn.
Giá đỗ
Không phủ nhận giá đỗ có chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất bổ dưỡng và cần thiết cho cơ thể. Nhiều món ăn ngon được chế biến từ giá đỗ rất ngon miệng và bổ dưỡng. Tuy nhiên nhiều người có thói quen ăn giá đỗ sống mà họ không biết được rằng, ăn nhiều giá đỗ sống có thể dẫn đến các triệu chứng như khó chịu, buồn nôn, chóng mặt,… ăn nhiều giá đỗ làm cho bạn luôn luôn có cảm giá khó chịu trong bụng và có thể khá nguy hiểm đến tính mạng.
Mướp đắng
Quá trình hấp thụ canxi của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nếu như bạn ăn quá nhiều mướp đắng bởi vị đắng của mướp có thể ngăn chặn sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Đối với những người đang cần cung cấp nhiều canxi cho cơ thể, không nên ăn nhiều mướp đắng. Bên cạnh đó, khi chế biến các món ăn có mướp đắng bạn nên trần mướp qua nước sôi để nóng để loại bỏ lượng axit oxalic – axit gây ra vị đắng và chát không tốt cho cơ thể.
Cà chua, cà rốt
Lycopene trong cà chua và β-carotene trong cà rốt đều là những chất dinh dưỡng tan trong chất béo, sau khi được chiên nấu trong dầu ăn càng dễ được cơ thể hấp thụ, phát huy được tác dụng bổ dưỡng cho sức khỏe. Trong một nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện, chất chống oxy hóa lycopene trong cà chua có thể phòng ngừa hiệu quả bệnh xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
So với cà chua sống, chất lycopene trong cà chua nấu chín càng dễ được hấp thụ vào cơ thể hơn. Theo các chuyên gia, cà rốt giàu β-carotene, nó có thể bảo vệ thị lực, nuôi dưỡng làn da, nâng cao sức đề kháng.
Mộc nhĩ tươi
Trong nấm chứa một thành phần gọi là “porphyrin”, đây là một chất nhạy sáng. Sau khi ăn mộc nhĩ sống chứa thành phần này, nếu bị ánh sáng mặt trời chiếu vào sẽ gây ra viêm da do ánh sáng, có thể gây ngứa da, mẩn đỏ, bệnh ngứa cấp tính và các triệu chứng khác. Vì vậy, tất cả các loại nấm đều cần phải nấu chín đủ trước khi ăn.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet