CLB môtô Quốc phòng Hà Nội được thành lập năm 1962, gồm hơn 20 thành viên cả nam lẫn nữ. Chỉ có vài chiếc xe I.J, Jawa, Sidecar... cùng nhiên liệu khan hiếm, cả lớp học chay, vào số, tăng ga, biểu diễn động tác bằng cách tưởng tượng.
Huấn luyện viên Lê Văn Lẫm chở 7 cô gái ngồi trên xe thực hiện động tác kênh thuyền, nhấc một bánh lên khỏi mặt đất. Ảnh chụp khi đoàn biểu diễn tại vùng than Quảng Ninh.
Sau này, các nữ vận động viên đã có thể tự mình lái những chiếc ba bánh thực hiện động tác trên.
Trên những chiếc xe máy chạy với tốc độ 40 km/h, cô gái đứng trên yên xe, dang cả hai tay, nhoài người về trước biểu diễn động tác nhạn đơn, mô phỏng hình chim nhạn đang vỗ cánh. Họ được khán giả chào đón nồng nhiệt bởi những màn biểu diễn đẹp mắt khai mạc trong các dịp tổ chức thể dục, thể thao từ năm 1964 tới 1968.
Nhạn đôi có sự phối hợp giữa hai người.
Động tác nhạn ba có sự hỗ trợ của nam vận động viên ngồi sau cùng.
Họ phải thực hiện những động tác khó như đứng bắn súng, quỳ bắn súng, tránh đạn... để phù hợp với tình hình đất nước có chiến tranh.
Nhiều cô gái thời đó trốn nhà, giấu bố mẹ đi tập lái môtô. Họ phải nói dối bố mẹ là tập văn nghệ mới được phép đi. Hai câu chuyện được các cựu vận động viên năm xưa nhắc lại nhiều nhất là chuyện của bà Nguyễn Thị Kim Cúc và Trần Kim Đức. Bà Cúc bị bố mẹ phản đối và cấm đi tập môtô. Biết chuyện, người yêu bà bảo: "Lấy anh rồi anh cho đi tập môtô", thế là họ thành vợ chồng. Biết con rể tiếp tay cho con gái, bố bà Cúc đòi... từ mặt cả hai. Còn bà Trần Kim Đức bị chồng giận vì mê môtô hơn mê chồng, bắt chọn lựa giữa chồng hoặc môtô. Bà Đức nói với chồng: "Em chọn cả hai nhưng nếu phải đưa ra quyết định, em chọn môtô". Vì yêu vợ nên chồng bà Đức cũng đành chịu.
Các cô gái lướt trên những chiếc xe điệu nghệ, khiến nhiều người thán phục.
Tập luyện trong điều kiện gian khó, không ít người gặp tai nạn mang theo thương tích cả đời như vận động viên Khanh bị gãy 4 chiếc răng. Cô Dậu ngã mài mặt xuống sân Quần Ngựa, má bị dính xỉ than, mang theo vết sẹo mấy chục năm trời đã đi vào thơ của các đồng môn: 'Như bạn Dậu ngã đấy thôi/ Mấy chục năm trời má vẫn sạm đen'.
Những nữ vận động viên đầu tiên của CLB.
Các cô gái thuộc lớp thứ hai của môtô Quốc phòng. Từ năm 1968 trở đi, chiến tranh bước vào giai đoạn ác liệt, các vận động viên trở về đơn vị, nhà máy, xí nghiệp làm nhiệm vụ chiến đấu, sản xuất. Những màn biểu diễn đẹp mắt trên môtô một thời cũng biến mất từ đó.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet