Đảo Minami Torishima, một hòn đảo nhỏ xíu của Nhật Bản nằm giữa Thái Bình Dương là nơi mà các nhà khoa học vừa khám phá ra một điều có thể thay đổi cả thế giới. Được xuất bản trên tờ Nature Scientific Reports, nghiên cứu này nói rằng hòn đảo này có 16 triệu tấn đất hiếm (rare earth), thứ tạo nên nền tảng của công nghệ ngày nay - từ chiếc điện thoại bạn cầm trên tay, vệ tinh bay trong không gian cho đến những hệ thống vũ khí tối tân nhất.
Được tìm thấy dưới đáy biển, trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật, nó được ước tính chứa khoảng 16 triệu tấn đất hiếm cần cho các sản phẩm công nghệ cao. Mỏ đất hiếm này chứa các nguyên tố như Terbium, Yttrium, Europium, Dysprosium... với số lượng đủ để thỏa mãn nhu cầu của Trái đất trong khoảng 600-800 năm, và các nhà khoa học nói rằng việc chiết xuất chúng sẽ khá dễ dàng.
Chấm tròn đỏ là vị trí mỏ đất hiếm của Nhật.Các nguyên tố đất hiếm có những đặc tính vô giá làm nên công nghệ hiện đại, chẳng hạn Neodymium được dùng trong việc sản xuất các nam châm cực mạnh cho các thiết bị điện tử, bao gồm cả những thiết bị nghiên cứu khoa học.
Hiện tại, Trung Quốc đang là nhà cung cấp đất hiếm lớn nhất thế giới, chiếm 95% sản lượng đất hiếm toàn cầu và tự do đặt giá, nhưng đã đặt ra giới hạn xuất khẩu kể từ năm 2012 khi nhu cầu trong nước tăng cao, buộc các nhà sản xuất phải tìm kiếm những nguồn đất hiếm khác.
Mỏ đất hiếm Gò Mây Trắng ở Nội Mông, Trung Quốc.Thực ra, “đất hiếm” không phải là hiếm, đại đa số các nguyên tố đất hiếm đều rất phổ biến (trừ phóng xạ promethium), chẳng hạn Cerium còn nhiều hơn cả đồng. Tuy nhiên chúng lại phân tán trong vỏ trái đất và ít khi được tập trung thành một mỏ lớn. Tiến trình chiết xuất chúng cũng không dễ và cực kỳ độc hại với môi trường.
Tuy nhiên, sẽ còn khá nhiều thử thách trước khi mỏ đất hiếm của Nhật Bản có thể được khai thác. Lượng đất hiếm này nằm ở độ sâu 6km dưới mực nước biển, và hiện tại không có một giải pháp rẻ tiền nào cho phép khai thác đất hiếm ở độ sâu hơn 5km. Dù các nhà khoa học Nhật công bố họ đã có giải pháp khai thác, việc khai thác ở quy mô lớn có thể gây những biến động lớn tới môi trường và hệ sinh thái của đáy biển.
Cobalt khan hiếm, Samsung và Apple phải xuống tận mỏ khai thác để đàm phán mua
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet