Rất khó tái chế ống hút nhựa
Thừa nhận đi, hiếm khi nào bạn bỏ chúng vào thùng rác tái chế đúng không? Mà ngay cả khi làm vậy, ống hút vẫn dễ bị máy tái chế bỏ qua do trọng lượng quá nhẹ. Kết quả là chúng sẽ dồn ứ mãi mãi ở các bãi tập kích rác.
Thời gian để nhựa phân hủy là cỡ… 2.000 năm. Nhựa không phải là chất có thể phân hủy sinh học một cách nhanh chóng. Nó chỉ có thể bị "chia nhỏ" xuống kích thước hiển vi chứ không biến mất hoàn toàn. Còn việc đốt chất thải nhựa sẽ sản sinh khí dioxin, gây hại cho môi trường và sức khỏe.
Lượng lớn ống hút nhựa sẽ "đáp" xuống biển và gây ô nhiễm nghiêm trọng
Tại sao ư? Do ống hút, ly nhựa bị xả bừa bãi trên biển. Do rác thải bị cuốn ra từ đất liền, nhất là trong mưa bão. Ước tính đến năm 2050, tổng trọng lượng nhựa còn nặng hơn tổng trọng lượng cá trên đại dương (theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới).
Ống hút nhựa khiến hàng ngàn người nhập viện mỗi năm
Con số trung bình ghi nhận tại Mỹ cho thấy có tới 1.400 ca nhập viện mỗi năm vì ống hút, chủ yếu ở trẻ em dưới 12 tuổi.
Loại vật dụng tưởng chừng vô hại này có thể gây thương tích, trầy xước, tổn thương vùng miệng, mắt và hệ tiêu hóa… Bạn biết đấy, trẻ em thường hiếu động và chúng chưa thể lường trước được những mối nguy hiểm có thể xảy đến với chúng mỗi khi chơi đùa với ống hút. Ngoài ra, ta không thể chắc chắn được loại nhựa sử dụng để làm ống hút này có thực sự "sạch" không. Bởi cũng có 1 số chất có thể tồn tại ở nhiệt độ cao nên vẫn có nguy cơ gây hại cho người sử dụng.
Có khả năng gây ung thư cao
Theo PGS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa, Đại học Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), các phụ gia đưa vào sản xuất ống hút nhựa có tới hàng ngàn chất. Nếu người sản xuất sử dụng đúng phẩm màu dùng cho ăn uống thì không có vấn đề gì.
Nhưng nếu sử dụng chất phẩm màu bị cấm hoặc chất huỳnh quang thì có khả năng gây ung thư, nhưng thực tế lượng chất đó cực thấp và khả năng gây ngộ độc rất ít. Với những ống hút nhựa trôi nổi hiện nay trên thị trường có giá rất rẻ, nhưng nguồn gốc của vật liệu và công nghệ sản xuất có đảm bảo hay không đấy là vấn đề đáng nói.
Có khả năng gây thương tích cao
Loại vật dụng tưởng chừng vô hại này có thể gây thương tích, trầy xước, tổn thương vùng miệng, mắt và hệ tiêu hóa… Ngoài ra, ta không thể chắc chắn được loại nhựa sử dụng để làm ống hút này có thực sự "sạch" không. Bởi cũng có 1 số chất có thể tồn tại ở nhiệt độ cao nên vẫn có nguy cơ gây hại cho người sử dụng.
Trước nhiều tác hại trên, các chuyên gia khuyến cáo rằng, bạn có thể thưởng thức hầu hết mọi thức uống mà chẳng cần ống hút mà. Dĩ nhiên có một số trường hợp ngoại lệ, nhưng nếu được, hãy cứ uống nước bằng cách "nhấp môi" thôi. Còn nếu phải dùng thì cũng có nhiều loại ống hút dùng nhiều lần cho bạn lựa chọn. Chúng được làm từ tre, thép không gỉ, giấy, silicon và cả thủy tinh nữa.
Ống hút khiến động vật biển chết hàng loạt mỗi năm
Theo tổ chức "One Less Straw", mỗi năm có 100.000 động vật biển và một triệu chim biển chết do hấp thụ nhựa nhất là chúng nhầm lẫn ống hút nhựa với thức ăn nên nhiều động vật biển đã phải trả bằng cả tính mạng.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet