Anh Jonathan, 42 tuổi cho biết sau kì nghỉ mát ở Nigeria về, anh thấy ngứa phát ban, sau đó xuất hiện vân đỏ nổi ở chân. Nhưng do chủ quan và nghĩ rằng đó là tĩnh mạch bình thường nên anh đã không đi khám bác sĩ.
Tuy nhiên sau vài tuần, anh Jonathan tá hỏa phát hiện ra “vân đỏ” ở bàn chân chính là ấu trùng giun móc dài gần chục cm kí sinh. Bác sĩ cho biết rất có thể anh bị ấu trùng giun móc chui vào khi đi tắm biển.
Tá hỏa phát hiện giun móc dài gần chục cm kí sinh ở bàn chân.
Ấu trùng giun móc thường có trong phân chó, mèo. Khi chất thải này ra ngoài môi trường, ấu trùng không chết mà ẩn náu trong đất. Nếu gặp người có da tay, da chân bị thương, chúng sẽ tự chui vào. Vùng dễ bị nhiễm ấu trùng nhất là bàn chân, bàn tay, vùng da dưới chân hoặc mông nếu có tiếp xúc trực tiếp với vùng đất ẩm.
Biểu hiện đầu tiên của bệnh là nổi mẩn, gây ngứa dưới da, ấu trùng di chuyển đến đâu thì gây ngứa đến đó. Ấu trùng qua da vào bạch huyết và máu rồi lên phổi, chui vào phế nang, di động lên phế quản và hầu họng rồi được nuốt vào ruột non.
Thời gian từ khi ấu trùng vào cơ thể đến lúc thành giun trưởng thành gây bệnh là khoảng 6 - 7 tuần. Giun ký sinh ở tá tràng, ruột non, gây nên những cơn đau ở vùng thượng vị, kèm theo cảm giác cồn cào, đầy bụng, buồn nôn.
Hình ảnh giun móc.
Giun móc hút máu ở tá tràng, tiết ra độc tố gây ức chế cơ quan tạo máu, gây chứng thiếu máu kéo dài, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng thiếu sắt, thiếu máu nhược sắc. Mặt khác, giun móc hút máu gây ra những vết loét chảy máu rỉ rả nên người bệnh bị mất máu nhiều hơn. Bệnh nhân bị giảm protein máu kèm theo rối loạn tim mạch: da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, mạch thường nhanh, chóng mặt khó thở, kèm theo phù nhẹ ở mặt và chi.
Để phòng bệnh, cần xử lý phân bảo đảm vệ sinh, diệt ấu trùng bằng cách rắc vôi bột ở những nơi ô nhiễm nặng. Tránh ấu trùng nhiễm vào người bằng cách đi ủng, đeo găng tay cao su khi lao động tiếp xúc với bùn đất.
Ấu trùng xâm nhập vào da là trường hợp thường gặp ở các khách du lịch vùng nhiệt đới. Cách tốt nhất để tránh nhiễm khuẩn là không nên đi chân trần và tránh tiếp xúc với chó hay các vật nuôi khác ở những khu vực này.
Biện pháp điều trị giun phổ biến hiện nay là dùng thuốc uống đặc trị liều cao. Vì thế, phụ nữ có thai không nên đi tắm biển hay tiếp xúc với chó mèo để hạn chế nhiễm giun.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet