Nội dung
Mọi năm, cứ mỗi dịp nghỉ lễ, nhất là những dịp được nghỉ dài ngày, gia đình chị Loan (Hòn Gai - Quảng Ninh) lại tất tả đưa con về quê chồng ở Hà Tĩnh. Hai vợ chồng quê xa nhau, lại định cư ở Hà Nội nên với chị Loan, mỗi lần về quê chồng thực sự là một gánh nặng: "Trước đây khi chưa có con, mình cũng hào hứng về quê chồng lắm vì được thăm thú và khám phá nhiều tập tục, thói quen, văn hóa mới... Tuy nhiên, từ ngày có con, mình mới thấm thía nỗi khổ của việc lấy chồng xa. Được nghỉ mà không về thì ông bà trách móc, nói cả năm đã đi làm ăn xa, có ngày nghỉ cũng không thèm về. Mà nếu về thì đúng là nỗi kinh hoàng".

Chị Loan tâm sự, sở dĩ chị sợ về quê chồng vì những dịp lễ Tết, việc mua vé tàu xe đã phải chen lấn, rồi mua được vé cũng chưa chắc đã sướng vì tàu xe thường xuyên bị nhồi nhét khách, con thì còn nhỏ, đi lại quấy khóc. Có một kỉ niệm về quê chồng khiến nàng dâu này cứ ám ảnh mãi: "Năm đó con đầu lòng mình được 4 tuổi, con thứ hai mới được 16 tháng, hai vợ chồng đã cẩn thận đặt vé từ sớm để về quê chồng dịp nghỉ lễ 30/4, thế mà chỉ mua được vé tàu giường nằm tầng 3. Mình tặc lưỡi nghĩ hai đứa đã lớn, chắc nằm tầng 3 cũng không sao. Nào ngờ, khi lên tàu, đứa thì đòi chơi, đứa thì đòi ăn, hai vợ chồng đánh vật bế con từ sàn tàu lên giường tầng 3 đến hàng chục lần, cánh tay mỏi rã rời, đau nhức đến mấy tuần sau. Nghĩ lại, mình vẫn ám ảnh kinh khủng". 

Nhà chồng chị Loan lại cách xa ga tàu, lần nào về cũng lếch thếch với đồ đạc, con cái giữa đêm khuya để bắt thêm một chặng xe nữa mới về đến nhà. "Có những lần về quê chồng, nửa đêm rét buốt đứng bế con ngoài đường, mình trào nước mắt tủi thân. Chồng mình cũng biết mình khổ, song anh là người cực kì có hiếu nên cứ muốn tranh thủ những dịp nghỉ lễ vợ chồng, con cái về thăm ông bà. Bởi vậy, một năm đến vài lần hai vợ chồng cám cảnh như thế. Có lúc mình cũng bóng gió nói nhà người ta nghỉ lễ đi du lịch, nghỉ dưỡng hoặc ở nhà nghỉ ngơi, nhà mình thì như đi hành xác, anh tự ái, thành ra mình cũng không thay đổi được gì...", chị Loan giãi bày.

Năm ngoái, trước dịp nghỉ lễ 30/4, bố mẹ chồng chị đã liên tục gọi điện thoại cho cả hai vợ chồng "nhắc khéo lịch về quê". "Cứ đến dịp nghỉ lễ là mình lại sợ, chỉ mong cả năm chẳng có ngày nghỉ nào hết để đỡ phải về quê chồng. Ông bà thì cứ kiểu 'Giờ đi lại thuận tiện, mấy tiếng đã về đến quê, cho các cháu về chơi với bố mẹ ít ngày'. Mình không biết làm cách nào để 'thoát' được cảnh ấy. Đột nhiên, khoảng trước 30/4 vài tuần, chồng mình có ý đón ông bà ở quê ra nhà mình chơi. Mình đã mừng như bắt được vàng, tưởng dịp đó không phải về quê chồng nữa, nào ngờ ông bà lại nhắc. Thế là mình nảy ra ý định mời ông bà ở lại chơi thêm 1 tuần để về cùng cả nhà mình luôn. Đi tàu đúng dịp nghỉ lễ, ông bà mới nếm cảnh khổ sở khi tàu nhồi nhét người, thêm ghế phụ, rồi cảnh đứng đường bắt taxi lúc 3 giờ sáng... Về đến nhà, cả bố mẹ mình đều lăn ra ốm vì quá mệt. Lúc ấy, mẹ chồng mình mới nói 'Các con đi tàu xe khổ thật đấy!'. Mình được đà, tuôn ra một tràng kể khổ mỗi dịp về quê...", nàng dâu Hà Tĩnh tâm sự.

Theo lời chị Loan, sau lần ấy, ông bà cũng hiểu cho nỗi khổ của vợ chồng chị hơn, không nhắc khéo chuyện về quê chơi nữa. "Mãi đến Tết vừa rồi, vợ chồng mình mới về quê chồng lần nữa. Còn dịp nghỉ lễ năm nay kéo dài đến gần 1 tuần, song mẹ chồng đã gọi điện từ sớm căn dặn 'Các con làm ăn quanh năm vất vả rồi, xa xôi không phải về quê nữa, tranh thủ mấy ngày lễ mà nghỉ ngơi con ạ'. Xem ra 'kế sách' của mình năm ngoái đã có hiệu quả tức thì", chị Loan cho biết. 

Kế sách của nàng dâu
Quá mệt mỏi và áp lực với chuyện về quê vào những ngày nghỉ lễ, Oanh nung nấu kế sách thay đổi chồng (Ảnh minh họa).

Cặp vợ chồng Oanh - Chiến cũng chung nỗi ám ảnh về quê mỗi dịp lễ Tết. Oanh quê ở Nam Định, Chiến quê ở Hải Dương, hai nhà cách nhau 70km, vì không quá xa nên dịp nghỉ lễ nào, dù chỉ 2 - 3 ngày, vợ chồng cô cũng đều phải chia lịch về cả quê nội và quê ngoại. Đi lại nhiều thấm mệt, Oanh còn bị say xe nặng, trong khi bạn bè, đồng nghiệp mỗi dịp lễ Tết lại nô nức đi du lịch, nhiều lần Oanh trút giận với chồng: "Nhà người ta thì nay đây mai đó, nghỉ lễ là được xả hơi, đây thì nghỉ lễ như hành xác trên ô tô".

Nàng dâu trẻ kể: "Mình đã nhiều lần làm công tác tư tưởng với chồng, với cả bố mẹ chồng là lễ Tết nên bớt các khoản thăm hỏi đi, dành thời gian đi du lịch cho thoải mái. Chồng mình phản ứng ngay 'Đi làm quanh năm, mấy khi có ngày nghỉ về với bố mẹ mà sao em nặng nề thế? Đã giàu có với ai mà đi du lịch'. Còn bố mẹ chồng mình thì mang nặng tư tưởng truyền thống, ông bà coi việc du lịch là hoang phí 'Con thích ăn gì, về đây mẹ mua nấu cho có hết. Du lịch làm gì cho mệt thân, tiền đấy tiết kiệm mà lo việc lớn'. Một mình mình một phe nên mình không thể thắng nổi, dịp lễ nào cũng lóc cóc theo chồng về quê. Mà về nhà chồng rồi, nghĩ không về nhà mình thì bố mẹ buồn, thế là dịp nghỉ lễ nào cũng trên từng cây số".

Quá mệt mỏi và áp lực với chuyện về quê vào những ngày nghỉ lễ, Oanh nung nấu kế sách thay đổi chồng. Đúng dịp nghỉ lễ năm ngoái, Oanh mang về đưa chồng 2 voucher du lịch trọn gói Nha Trang: "Mình biết tính chồng hay tiếc tiền, nghĩ chuyện đi du lịch rất xa xỉ, nên mình săn vé máy bay, khách sạn giá rẻ từ nhiều tháng trước. Chuyện đã rồi, mình lại sắp xếp mời cả bố mẹ chồng đi cùng nên chồng mình không phản ứng gì cả. Không ngờ chuyến du lịch đó, vợ chồng mình thoát được cảnh bon chen xe khách về quê dịp lễ mà còn thay đổi cả tư tưởng chồng và bố mẹ chồng", Oanh tâm sự. 

Dịp 30/4 năm ngoái, vợ chồng Oanh và con gái cùng bố mẹ chồng đã có 4 ngày nghỉ ngơi thực sự, vừa vui vẻ, vừa thư giãn ở Nha Trang: "Bố mẹ chồng mình đã về hưu song ông bà chưa được đi du lịch bao giờ. Lần đầu tiên đi với vợ chồng mình, ông bà cứ xuýt xoa khen cảnh đẹp, đồ ăn ngon, còn tâm đắc với suy nghĩ của mình 'Các con cũng phải đi để biết đây biết đó, mở mang đầu óc chứ cứ quanh quẩn mà ở nhà kiếm tiền như bố mẹ chỉ thấy cuộc sống tù túng, cực nhọc, cả đời không hết lo'", Oanh cười tủm tỉm kể lại kế sách thay đổi chồng và bố mẹ chồng của mình.
beforeAfter('.before-after');
.tacgia, .tacgia a {color: #999;font-weight: normal;padding-top: 10px;display: inline-block;}.tacgia .pencil{padding-right: 18px;height: 14px;background-position: -57px 0;display: inline;margin-right: 5px;background-image: url('http://kenh143.vcmedia.vn/skin/icons.png');background-repeat: no-repeat;}
 
Theo Hoàng Anh / Trí Thức Trẻ

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Đi xe SH mới là đẳng cấp

"Trên thế giới chẳng còn nước nào quan tâm đến xe hai bánh, nó chỉ được coi là phương tiện 'thể thao nguy hiểm'. Ở ta vẫn quan trọng hóa vấn đề, rằng nó thể hiện đẳng cấp của người đi, thật...

Xem thêm  

10 status ấn tượng trong tuần trên Facebook

'Già rồi hãy sống và làm những điều mình yêu thích, đơn giản vì mình không còn nhiều thời gian', Kỳ Duyên viết. Status số 1 "Người đàn ông mang đến hoa hồng chỉ để vui chứ không nên quá coi trọng....

Xem thêm