Nội dung

Trẻ sơ sinh tiếp tục thay đổi mạnh mẽ sau khi ra khỏi bụng mẹ và sự thay đổi này có thể khiến mẹ ngạc nhiên vì nó quá nhanh, thậm chí là thay đổi theo từng ngày. Song song với những thay đổi sinh lý cũng có thể là những thay đổi về bệnh lý. Vì vậy, mẹ cần theo dõi sát sao những thay đổi ở con sơ sinh mỗi ngày để kịp thời có phương án xử lý.

Mới đây, nữ ca sĩ Hồ Ngọc Hà lần đầu tiên công khai bày tỏ lo lắng của mình về con trên mạng xã hội thu hút sự chú ý của mọi người. Cụ thể, bà mẹ trẻ đã phải "cầu cứu" dân mạng: "Có ai chỉ cách dân gian nào có thể giúp Lisa bớt nổi đỏ khắp mặt và người được không? Bác sĩ có đưa thuốc xức nhưng lo sợ sẽ bị bào mòn nhẹ da". Kèm theo đó là một biểu tượng gương mặt khóc đầy lo lắng.

Hồ ngọc hà cầu cứu dân mạng vì con gái lisa nổi mẩn đỏ khắp mặt và người

Hồ ngọc hà cầu cứu dân mạng vì con gái lisa nổi mẩn đỏ khắp mặt và người

Lo lắng của bà mẹ 3 con ngay lập tức nhận được nhiều sự quan tâm, tình cảm của mọi người. Đặc biệt ai cũng thương cô nhóc Lisa còn nhỏ tuổi đã bị nổi mẩn đỏ trên mặt và người. Chắc hẳn bé đã rất khó chịu.

Chỉ ít phút sau khi đăng tải dòng "cầu cứu" đó, Hồ Ngọc Hà tiếp tục cập nhật một dòng trạng thái khác để cảm ơn những chia sẻ của mọi người. Cô không ngờ rằng, con gai Lisa của mình lại được nhiều người quan tâm đến vậy. "Thật cảm động trước tình cảm của mọi người dành cho Lisa và Leon. Mấy trăm tin chỉ cách và gửi những dòng yêu thương bắt đầu bằng: "Gửi Lisa bé nhỏ..." Hà sẽ tham khảo và thực hiện cho Lisa. Cảm ơn rất nhiều".

Hồ ngọc hà cầu cứu dân mạng vì con gái lisa nổi mẩn đỏ khắp mặt và người

Chưa rõ tiểu thư nhà Hồ Ngọc Hà - Kim Lý gặp vấn đề gì về da nhưng cách cô lo lắng và quan tâm đến nhóc tỳ thể hiện là một bà mẹ hết sức chu đáo, để ý từ những điều nhỏ nhặt của con vì đã được bác sĩ kê thuốc nhưng cô lo sợ liệu thuốc đó có làm đau con, làm bào mòn da con hay không? Bởi bản thân làn da trẻ sơ sinh là vô cùng non nớt, dễ bị tác động, những lo lắng của Hồ Ngọc Hà là điều hoàn toàn bình thường.

Hồ ngọc hà cầu cứu dân mạng vì con gái lisa nổi mẩn đỏ khắp mặt và người

Thông thường, ở trẻ sơ sinh, hầu hết các nốt đỏ nổi trên mặt và người là vô hại và có xu hướng tự khỏi sau vài tuần mà không cần phải điều trị. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt có thể là do dị ứng, rôm sảy, mụn sữa,...

Tuy nhiên, đôi khi bé bị nổi hột đỏ là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý nguy hiểm. Việc phân biệt các nốt đỏ có thể giúp các bậc phục huynh xử lý đúng cách, ngăn chặn bệnh tiến triển xấu đi.

Dưới đây là 5 nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt và người cùng cách xử lý hiệu quả:

1. Mụn sữa 

Khoảng 40-50% trẻ sơ sinh khỏe mạnh bị nổi mụn sữa, đó là những nốt đỏ có đầu mủ li ti màu trắng hoặc vàng. Mụn sữa thường xuất hiện trên mặt trẻ, phân bố đều ở mỗi bên của khuôn mặt và chủ yếu tập trung ở vùng mắt hoặc mũi. Ngoài mặt, các nốt mụn này cũng có thể nổi ở cổ, tay chân và lưng.

Nguyên nhân gây ra mụn sữa cho trẻ là do thay đổi môi trường sống và các tuyến bã nhờn trên da bé đang học cách bài tiết. Tình trạng này sẽ tự biến mất mà không cần điều trị từ vài tuần đến 3 tháng.

Cách xử lý:

- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, thường xuyên thay quần áo và không ủ bé quá nóng khiến mồ hôi chảy ra, gây ngứa ngáy, khó chịu.

- Mẹ không nên chà xát vùng da này, không tự ý nặn mụn cho bé.

- Tránh sử dụng kem, thuốc mỡ trên da mặt trẻ vì những thứ này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến các nốt mụn nổi nhiều hơn.

- Sau 3 tháng, nếu mụn sữa không mất đi hoặc mọc to, có mủ, mẹ nên đưa bé đi khám để không bị nhầm lẫn với bệnh viêm da.

2. Rôm sảy

Ủ bé quá chặt hoặc quá nóng sẽ làm tuyến mồ hôi của bé bị tắc, gây ra rôm sảy, từ đó khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở cổ và mặt, đầu hoặc lưng. Mẩn đỏ do rôm sảy thường lên từng mảng đỏ, khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, dễ quấy khóc.

Cách xử lý:

- Mẹ nên thường xuyên lau người cho bé, để bé mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi.

- Nếu bé ăn sữa mẹ, các mẹ nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau, tránh ăn các loại thực phẩm nóng như đồ cay nóng, mít, nhãn,...

Hồ ngọc hà cầu cứu dân mạng vì con gái lisa nổi mẩn đỏ khắp mặt và người

(Ảnh minh họa)

3. Lác sữa

Lác sữa hay còn gọi là chàm sữa, một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt. Đây là bệnh viêm da mãn tính khiến da bé bị khô, bong tróc và nứt gây đau, thường gặp ở bé từ 2 tháng đến 2 tuổi.

Cách xử lý:

- Dùng xà bông, sữa tắm có độ tẩy rửa dịu nhẹ hoặc dung dịch sát khuẩn để lau da cho bé.

- Nếu trẻ ăn sữa mẹ, các mẹ nên tránh ăn những thực phẩm dễ gây ngứa như hải sản, bơ đậu phộng, một số loại hạt…

- Các mẹ có thể dùng thuốc bôi chống khô da, nứt nẻ cho bé theo chỉ định của bác sĩ.

4. Dị ứng

Khi thời tiết chuyển mùa hoặc tiếp xúc với các tác nhân khác như phấn hoa, khói thuốc,... da của trẻ cũng có thể bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy. Ngoài ra, một số trẻ cũng bị dị ứng với đạm có trong sữa bò, khiến trẻ bị nổi nốt đỏ ở quanh miệng sau đó lan ra khắp mặt.

Cách xử lý:

- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

- Không cho trẻ gãi, chà xát lên vùng da bị dị ứng, gây trầy xước.

- Nếu trẻ bị dị ứng do độ đạm trong sữa, mẹ nên đổi loại sữa khác.

- Nếu trẻ bú sữa mẹ, mẹ nên bổ sung vitamin vào chế độ ăn uống của mình để tăng sức đề kháng cho con.

5. Mụn trứng cá

Trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt rất dễ nhận biết vì các nốt mụn thường xuất hiện riêng lẻ từng cái, sưng to và một số mụn có thể bị mủ. Khoảng 20% trẻ sơ sinh nổi mụn trứng cá và các nốt mụn thường phát triển ở má và mũi của trẻ, nhưng nó cũng có thể nổi trên trán, đầu, cổ, ngực, lưng. Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh không có khả năng gây ra sẹo và thường tự khỏi sau vài tuần hoặc vài tháng.

Cách xử lý:

- Nhẹ nhàng lau da cho trẻ bằng nước ấm, tránh chà xát những vùng da bị ảnh hưởng.

- Tránh sử dụng các sản phẩm gây nhờn, khiến lỗ chân lông của bé bị bí tắc.

- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc trị mụn cho trẻ.

Hồ ngọc hà cầu cứu dân mạng vì con gái lisa nổi mẩn đỏ khắp mặt và người

(Ảnh minh họa)

Khi nào cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ?

Hầu hết các nốt mẩn đỏ trên cơ thể trẻ thường tự khỏi, nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nếu đi kèm một số triệu chứng khác. Các mẹ nên đưa trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên mặt tới gặp bác sĩ khi trẻ có thêm những dấu hiệu sau:

- Các nốt mẩn đỏ chứa đầy chất lỏng, đặc biệt là các nốt có màu trắng đục hoặc màu vàng vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc mụn rộp.

- Trẻ bị ho, sốt, chán ăn, hay quấy khóc.

- Những nốt đỏ xuất hiện thành vùng dày đặc có màu đỏ tía hoặc tím.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị nổi mẩn đỏ

Quá trình chăm sóc bé khiến nhiều mẹ vô cùng mệt mỏi, quá trình ấy lại càng vất vả hơn khi con bạn bị bệnh bởi nếu chỉ cần mắc sai lầm nhỏ, con bạn sẽ rất dễ gặp phải những nguy hiểm khó lường. Sau đây là cách chăm con khi bé bị nổi mẩn đỏ, mẹ nên nhớ:

- Xác định nguyên nhân gây mẩn đỏ cho con bằng đặc điểm những vết mẩn đỏ.

- Theo dõi diễn biến xem những vết mẩn đỏ có lan rộng không, có mủ không hay dấu hiệu bất thường khác không.

- Tạo không gian thoáng cho trẻ, không mặc những quần áo bó sát cơ thể bé.

- Cho bé ăn nhiều thực phẩm có tính mát và tránh những thực phẩm có tính nóng.

- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, căn nhiều rau xanh và trái cây.

- Mẹ giữ cho vùng da bị nổi mẩn của con luôn sạch sẽ, tắm cho trẻ những thảo dược thiên nhiên hoặc sử dụng nhưng sản phẩm lành tính dành riêng cho bé theo chỉ dẫn của chuyên gia.

- Nếu còn trong giai đoạn cho con bú thì mẹ không nên ăn những đồ ăn dễ gây dị ứng như hải sản, đồ chiên, rán, đồ cay, nóng.

- Đưa con đến gặp bác sĩ nếu trên những vết mẩn đỏ xuất hiện nhiều lên kèm theo biểu hiện lạ như: mủ trắng, nước vàng, quầng mẩn đỏ lan rộng,…

Những điều cấm kị khi trẻ bị nổi mẩn đỏ

- Không tắm cho trẻ bằng những loại loại sữa tắm có thành phần hóa học chứa nhiều chất kích ứng da.

- Không để con gãi tránh trầy xước tạo thành vết thương trên da trẻ.

- Không cho trẻ ăn đồ cay nóng, chiên rán nhiều.

- Không để bé trong môi trường ẩm ướt, nóng quá hay lạnh quá.

- Không tắm hay lau liên tục vết mẩn đỏ trên da bé.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm