"Lang thang trên những chặng đường, thử thách những giới hạn của bản thân, làm những trò người khác gọi là điên rồ hóa ra lại điều thích thú đối với tôi. Không ai có thể ngăn được những bước chân in hằng trên cát để gió cuốn mờ đi nhưng nơi chưa ai từng đặt chân đến, cuồng chân hãy xách balo lên, ờ! phượt đi".
Theo chương trình tất cả các thành viên trong đoàn tập trung tại ga Nha Trang lúc 5h sáng để kịp cho chuyến đi. Một điều nằm ngoài dự đoán là từ đêm hôm trước Nha Trang đã có một trận mưa rất to. Sáng sớm khi tàu đến ga cũng là lúc những cơn mưa dội xuống. Cứ tưởng mọi người sẽ e dè nhưng lòng quyết tâm vượt qua thử thách đã không hề suy giảm.
Tại đây, chúng tôi được một người dân bản địa mà dân "phượt" gọi là chú Hai dẫn đường. Chú Hai là một người sống trên một ngọn đồi nhỏ cạnh bìa rừng. Trong hành trình này, chú là người dẫn đường cho chúng tôi chinh phục Mũi Đôi.
Để đến được nhà chú Hai chúng tôi phải vượt qua một sa mạc cát và địa hình hiểm trở. Ánh mặt trời chiếu chói hoa cả mắt, hầu như chỉ thấy cát và cát. Cây cối xung quanh khá thưa; những đồi cát với độ dốc khoảng 40 độ; mặt đường cát nhiều đoạn bị sụt lún... khiến cả nhóm mất khá nhiều sức. Sau 2 giờ đồng đồ băng qua hết đồi cát này đến đồi cát khác niềm hân hoan khi một bạn trong nhóm nhìn thấy túp lều ngay trên dốc nhà chú Hai. Căn nhà mà các phượt thủ hay gọi vui là "Resort ngàn sao".
Đoạn đường đầu tiên để đi đến rừng phải vượt qua một trong những ngọn đồi nhỏ đó. Nói là đồi nhưng nó cao đến nỗi chúng tôi cứ tưởng mình vừa qua được một ngọn núi. Ngọn núi đầu tiên đón chúng tôi với cây bụi chằng chịt mọc ngang vai và chúng tôi phải cúi người để lách qua những rừng cây đó. Với độ dốc khoảng 50-60 độ, lúc này chiếc gậy Trường Sơn trên tay mới phát huy tác dụng khi vừa là điểm nâng người giữ thăng bằng vừa là điểm tựa để nghỉ ngơi.
Ngọn núi thứ nhất đã mất khá nhiều sức, nhìn sang ngọn núi thứ hai sắp phải leo, cả nhóm đều hỡi ôi! Chắc cũng cao gần gấp đôi ngọn thứ nhất là ít. Lúc này, ba lô trên vai tưởng như nặng gần trăm ký. Các lần nghỉ cách nhau gần hơn. Đôi chân cũng dường như muốn đình công.
Những bạn đi top đầu mới vào hăng hái lúc này này đây chỉ im lặng mà đi. Những câu nói như: "Gần tới chưa; sắp đến rồi; nghĩ 5 phút đi mọi người...." dần trở thành quen thuộc.
Cả nhóm cùng cắm trại, người thì kiếm củi nhóm lửa, nấu ăn, cùng giao lưu làm quen. Đêm hôm đó gió khá to có mưa, như dự đoán cho cuộc chinh phục ngày mai không dễ dàng.
4h sáng, chung tôi thức dậy, thu dọn để chuẩn bị cho thử thách cuối cùng: nhảy ghềnh đá để đến được điểm đánh dấu cực Đông. Đoạn này ngắn nhất nhưng nguy hiểm nhất, bởi phải vượt qua những tảng đá to. Đá lớn đè đá bé, có đoạn phải chui qua những khe đá nhỏ vừa đủ thân người, có đoạn 2 tay chống đá mà đi qua những bờ vực dưới chân.
Trận mưa tối qua càng làm cho con đường thêm nguy hiểm. Mất hơn một tiếng để đến được tảng đá lớn nhất nhô ra biển có gắng cục inox hình tam giác đánh dấu điểm cực Đông.
Thử thách cuối cùng chúng tôi phải đu người trên dây thừng để leo lên được tảng đá đó với độ cao khoảng 3m bên dưới là sóng đánh dưới chân.
Cuối cùng đoàn chúng tôi đã chinh Phục thành công điểm cực Đông, điểm thiên liêng đón ánh mặt trời đầu tiên của dãi đất hình chữ. Hạnh phúc vỡ oà như xóa tan mệt mỏi của chặng đường gian nan vừa qua. Vượt qua được thử thách của bản thân và càng yêu thêm quê hương đất nước Việt Nam.
Con đường trở về
Đường trở về, vì sóng to thuyền không thể cập bờ được, chúng tôi phải đi bộ ngược lại hành trình hôm trước. Đường về vẫn vậy nhưng trong lòng mỗi người đang dâng lên một niềm tự hào, chinh phục được điểm cực thiêng liêng ấy, sức mạnh tinh thần như xóa tan đi sự mệt mỏi. Tôi trẻ, tôi tự do!
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet