Mấy năm trở lại đây, nước sông Hồng cứ khô cạn dần khiến những bãi bồi trước đây vốn ăm ắp nước phù sa bỗng cạn dần, lộ ra cơ man nào rác, nào đá, nào gạch,....Những bãi bồi cứ thế dài ra mãi. Thay vì để hoang bẩn thỉu, những người dân nơi đây đã dọn dẹp để dựng nên những khoảnh khoảnh vườn sạch. Gia đình chị Phượng ở Nguyễn Khoái, Hà Nội cũng cho tu sửa hơn chục mét vuông đất bãi bồi trước cửa nhà để trồng rau ăn hàng ngày.
Gia đình dọn dẹp gạch đá, rác rưởi của bãi bồi để quây lại trồng rau.
Khoảng sân hơn chục mét vuông trồng đủ các loại rau như cải xanh, cải chíp, súp lơ, cà chua,...xen canh với các loại rau thơm như mùi, hành, thì là,...
Dù khá bận rộn với công việc của một nhà báo, chị Phượng vẫn dành thời gian hàng ngày để chăm sóc khoảnh vườn rau. Cứ mỗi khi đi làm về hoặc nghỉ ngơi rảnh rỗi, chị lại ra tưới nước, bón phân, bắt sâu. Chị kể: "Ở cơ quan mà có chuyện bực mình, chỉ cần ra chăm sóc một lượt là quên hết được chuyện khó chịu".
Chăm sóc cây cối không chỉ là đam mê của mình chị Phương mà cả gia đình chị ai cũng yêu, cũng thích. Bác Hóa, bố của chị là một cán bộ đã nghỉ hưu, cũng hay lần mò xuống tưới cho vườn. Bí quyết của bác là pha loãng nước giải để tưới cây. Ngày xưa, chả có phân bón gì hết mà dưa cứ nặng 3,4kg là chuyện bình thường. Nhắc đến chuyện tưới cây bằng nước giải, gia đình chị thấy khá buồn cười khi từ xưa ông cha từ nghìn năm nay đã dùng chất thải bón cây, còn gây đây mới có bài báo của Hà Lan phát hiện ra điều này. Mẹ của chị cũng yêu thiên nhiên không kém: "Cô nhìn sân nhà ai mà toàn xi măng thì chán lắm. Mùa đông còn đỡ chứ mùa hè phải có tí cây cối nhìn cho mát mắt". Bình thường, mẹ chị thậm chí còn ngắt hoa thì là, hoa đu đủ vào cắm. Khách đến nhà cứ tròn mắt ngạc nhiên. Tết này, mẹ chị đang chuẩn bị trồng cải ngồng lấy hoa vàng cắm cho đẹp nhà.
Rau rừng Tây Nguyên sống tốt trong điều kiện mùa đông miền Bắc. Rau lấy lá, luộc lên hay nấu canh đều rất ngon.
Những bông hoa cà chua bi vàng ruộm ấm cả một góc vườn
5 cây cà chua bi đang bắt đầu kết những chùm quả màu xanh nho nhỏ
Nhà chị trồng đủ loại rau cải như cải xanh, cải chíp, cải cúc, cải bó xôi,....
Củ cải đỏ không chỉ có nhiều vitamin mà còn giải độc tố hiệu quả
Do không tìm được hạt nên chị phải mua cây giống ở cửa hàng với giá 1.000đ/cây. Mẹ chị cứ hóm hỉnh trêu rằng mua 1.000đ/cây, trồng 3 tháng thu hoạch thì ra chợ mua 4.000đ về ăn còn rẻ hơn.
Tận dụng nguồn đất phù sa sẵn có, chị Phượng chỉ cần trộn thêm phân vi sinh để giúp cây mau lớn mà an toàn. Thi thoảng, gia đình bón thêm bã cà phê và tro - có tác dụng trong việc cải tạo đất trồng hoặc nước giải pha loãng để cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cần thiết. Chỉ thế thôi mà cây nào cây nấy cứ lớn nhanh như thổi. Còn việc tưới nước thì theo chị khi nào thấy mặt đất se là tưới. Vào mùa hè thì có khi 3 lần/ngày; còn mùa đông thì chỉ 1 lần/ngày, thậm chí có khi 2 ngày/lần. Có việc bắt sâu phải vất vả hơn vì toàn rau xanh và không dùng các loại thuốc hóa học, thuốc trừ sâu nên chị phải bắt sâu hàng ngày. Tuy nhiên, nỗi sợ sâu ám ảnh nên chị không dám bắt bằng tay mà phải dùng đũa gắp.
Không ươm trong bầu ni lông, gia đình chị Phượng ươm trong bầu bằng lá chuối khô. Cách làm này vừa tiết kiệm mà còn bảo vệ môi trường.
Khi cây đủ lớn để cấy trong chậu, chỉ cần bứng luôn bầu vào chậu. Những lá chuối khô sẽ tự mủn ra và phân hủy, thay vì phải lột ra như dùng bầu ni-lon.
Gia đình còn một góc khác cạnh nhà chuyên trồng rau trong thùng xốp.
Vì diện tích bé nên thường trồng các cây ăn tỉa lá - hết lại có. Thường một gốc, gia đình có thể tỉa lá ăn khoảng 5 lần.
Vườn sân thượng cũng chi chít các loại cây rau trồng trong chai, trong chậu, trong cả bình nước ngọt.
Quay mặt ra hướng Đông đón được nhiều nắng gia, những cây rau cứ vươn mình xanh ngát, mặc cho diện tích chật hẹp trong những bình nước nhựa.
Xà lách giòn "Thạch Sanh"
Su hào trồng trong chai dầu ăn mà cũng vẫn căng mẩy, to tròn.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet