Nội dung
F40fd - lý tưởng cho nhiếp ảnh gia nghiệp dư

F40fd là model dòng F 2 chữ số mới nhất của Fujifilm. Ảnh: Dpreview.

Fujifilm từng là một trong những nhà sản xuất đầu tiên nâng độ nhạy sáng cho các máy ảnh compact lên tới mức ISO 1600 và cao hơn, nhờ có những kỹ thuật giảm nhiễu hiệu quả của mình. Những sản phẩm thuộc dòng F có hai chữ số là những đại diện ưu tú của Fuji nhờ sở hữu ISO cao, công nghệ ảnh thực và một loạt những tính năng nổi trội khác. Nhờ đó, những bức ảnh chụp bằng dòng camera này trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc những điều kiện không thuận lợi khác vẫn luôn có chất lượng khá cao và ổn định.

Model mới nhất trong dòng F là chiếc FinePix F40fd, sở hữu cảm biến Super-CCD-HR 8,3 Megapixel, độ nhạy sáng tối đa là 2000, một màn hình LCD 2,5” và một thấu kính 36 – 108 mm có zoom quang 3x và khẩu độ f/2.8 - f/5.1. Tuy nhiên, chiếc máy ảnh này lại không có chế độ ổn định ảnh quang học hoặc cơ học. Chính điều này là điểm hạn chế, làm cho F40fd mất giá trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ. 

Thiết kế và tính năng

F40fd - lý tưởng cho nhiếp ảnh gia nghiệp dư

Thiết kế của F40fd khá gọn nhẹ và thời trang. Ảnh: Dcresource.

Như được thể hiện rõ bằng 2 chữ "fd" (face-detection) trong tên gọi, chiếc F40fd được trang bị hệ thống dò tìm khuôn mặt của Fuji, có thể nhận diện khuôn mặt của vật thể, nhờ vào đó để lấy nét và thiết lập độ phơi sáng. Trong những lần chụp thử nghiệm, hệ thống này hoạt động khá tốt. Tuy nhiên, cũng giống như của các hãng khác, hệ thống dò tìm mặt của Fuji phải tìm thấy mắt của vật thể thì mới nhận ra được khuôn mặt. Điều đó có nghĩa, nếu như đối tượng đang ở tư thế nghiêng hoặc nhắm mắt thì máy sẽ không thể nhận ra được khuôn mặt.

Không giống như những model F30 và F31fd của Fuji, chiếc F40fd không có chế độ ưu tiên độ mở hoặc ưu tiên màn trập, cũng chẳng có đầy đủ những chế độ chỉnh phơi bằng tay. Đối với những người chụp nghiệp dư, điều này không ảnh hưởng nhiều lắm. Tuy nhiên, với những người chụp chuyên nghiệp đang muốn sở hữu một chiếc máy ảnh bỏ túi, thì sự thiếu hụt này là cả một nỗi thất vọng. Máy cung cấp 15 chế độ cảnh mặc định, giúp người chụp có thể có những tấm hình đẹp trong những khung cảnh đặc biệt như pháo hoa, hoàng hôn hay bảo tàng.

F40fd - lý tưởng cho nhiếp ảnh gia nghiệp dư

Tất cả các nút điều khiện đều nằm bên phía tay phải. Ảnh: Dcresource.

Tất cả các nút điều khiển đều được đặt bên phải của máy, giúp người chụp có thể dễ dàng thao tác bằng một tay. Fuji cũng chia những danh mục chọn ra 2 nút bấm là nút Menu và nút F. Nút F giúp người sử dụng chỉnh được ISO, kích cỡ và chất lượng ảnh, màu sắc và những chức năng quản lý nguồn điện. Trong khi đó, nút Menu giúp người sử dụng chỉnh được độ bù phơi, đo độ sáng, điều chỉnh chế độ AF, cân bằng trắng và một số các chức năng cài đặt chung.

Bánh xe xoay tròn để lựa chọn chế độ không thuận tiện như một số chiếc máy ảnh khác do thiết kế không hợp lý. Nếu như mép của bánh xe trồi lên khỏi mép của thân máy một chút thì người sử dụng sẽ xoay bánh xe được dễ dàng hơn.

F40fd - lý tưởng cho nhiếp ảnh gia nghiệp dư

Một số chi tiết thiết kế của F40fd thiếu tính tiện lợi. Ảnh: Dcresource.

Tương tự, một đường lằn chạy dọc bên phải bề mặt ngoài của máy, với chức năng "tạo ngàm" cho các ngón tay, giúp người sử dụng cầm máy chắc chắn hơn, lại được đặt ở vị trí quá sát với mép bên phải. Kết quả là, người sử dụng cảm thấy hơi thiếu thoải mái khi cầm máy và hiệu quả mà cái "ngàm" này mang lại là không cao. Do vậy, người sử dụng được khuyến cáo là nên sử dụng bằng cả hai tay để đảm bảo độ ổn định cao nhất cho những bức ảnh chụp được.

Tốc độ chụp của máy và chất lượng ảnh thu được

Mặc dù khởi động nhanh hơn so với F30 nhưng chiếc F40fd lại có thời gian chờ giữa hai lần chụp khá lâu. Chỉ mất 1,1 giây máy đã khởi động xong và chụp được bức hình đầu tiên. Tuy nhiên sau đó, thời gian chờ giữa các lần chụp tiếp theo là 2,5 giây khi tắt flash. Còn khi bật flash, khoảng chờ này dài hơn một chút, là 2,7 giây.

F40fd - lý tưởng cho nhiếp ảnh gia nghiệp dư

Khởi động nhanh nhưng tốc độ thực thi không cao. Ảnh: Cameratown.

Trễ mở cửa trập đo được là 0,5 giây trong điều kiện tương phản cao, nhiều ánh sáng và 0,9 giây trong điều kiện tương phản thấp, ánh sáng mờ. Về khả năng chụp liên tiếp, chiếc máy ảnh này có thể chụp được trung bình 0,46 khung hình/giây đối với mặc định là chụp những bức ảnh có độ phân giải 8,3 Megapixel. Với những bức ảnh cỡ VGA, tốc độ này là 0,52 khung hình/giây.

Dẫu vẫn xuất hiện một vài quang sai màu tím trong những bức ảnh chụp được nhưng nhìn chung, chất lượng ảnh mà chiếc máy này mang lại là rất tốt, với những gam màu chuẩn. Hệ thống cân bằng trắng tự động của máy hoạt động không hiệu quả lắm trong điều kiện ánh sáng chói rực rỡ. Tuy nhiên, trong điều kiện ánh sáng đèn huỳnh quang hoặc ánh sáng tự nhiên, hệ thống này lại làm rất tốt việc trung hòa màu sắc khi chụp. Những bức ảnh chụp được có độ nét khá ấn tượng, mặc dù ở ISO cao thì vẫn có một số chi tiết ảnh bị mờ đi.

Tuy vậy, ngay cả ở độ nhạy sáng thấp nhất là ISO 100, vẫn xuất hiện một số chi tiết nhiễu, dẫu cho những chi tiết này chỉ có thể nhìn thấy trên màn hình máy tính chứ trên ảnh in ra thì không. Tại ISO 200, độ nhiễu vẫn được kiểm soát khá tốt. Ở ISO 400, độ sắc nét của những chi tiết đẹp bắt đầu bị hỏng, một lượng nhỏ những chi tiết bóng bị mất đi, và người sử dụng sẽ bắt đầu nhận thấy rằng những vật thể nhẵn sẽ trở nên có tua hoặc lốm đốm. Tại ISO 800, tất cả các chi tiết trong ảnh đều xấu đi trông thấy, nhưng vẫn có thể có thể có được những bức ảnh 10 x 15 cm khá đẹp.

F40fd - lý tưởng cho nhiếp ảnh gia nghiệp dư

Ảnh chụp ở ISO 100 có độ sắc nét cao. Ảnh: Dcresource.

Ở ISO 1600, những dòng chữ nhỏ có thể đọc được trong những bức ảnh chụp ở ISO thấp hơn đã trở nên nhòe hoàn toàn, không thể đọc được. Hầu hết những chi tiết bóng bị mất đi, toàn thể bức ảnh bị nhiễu bao phủ, khiến bức ảnh trông không giống ảnh chụp mà giống ảnh vẽ hơn. Người sử dụng được khuyến cáo nên chụp ở ISO thấp hơn 1600. Còn nếu muốn in những tấm ảnh cỡ lớn hơn 10 x 15 cm thì phải chụp ở ISO dưới 800.

Tóm lại, Fujifilm FinePix F40fd là một chiếc máy ảnh ngắm-chụp (point-and-shot camera) có chất lượng tốt, nhưng không quá đặc biệt. Tuy vậy, chất lượng ảnh chụp bởi F40fd đủ để làm hài lòng hầu hết những người chụp ảnh nghiệp dư.

Anh Linh (theo Cnet)

 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

9 máy ảnh mới của HP

HP vừa gây "sốc" trên thị trường máy ảnh thế giới khi liền một lúc tung ra 9 mẫu máy ảnh thông minh (photosmart) mới. Điểm chung của những mẫu này là thiết kế mỏng, nhẹ, thời trang và giá bán rất "mềm".

Xem thêm  

Vidia Karaoke iMAX3D tất cả trong một

Vừa tậu về một đầu karaoke mới thấy các chức năng của đầu karaoke này khá ổn nên mình mạn phép làm một bài review để anh em tham khảo và cho ý kiến nhé. ​ Vidia karaoke là một thương hiệu chưa...

Xem thêm  

Imaxhd- Đầu chiếu HD,Bluray 3D

Công nghệ số trong tầm tay của bạn Đầu chiếu HD Bluray 3D i18D đáp ứng được nhu cầu giải trí đa dạng khá cao với chức năng tích hợp karaoke và chiếu phim. Máy sử dụng chipset Realtek 1186 có khả năng...

Xem thêm  

Khám phá bên trong router RT-AC87U của ASUS

Vài người bạn của chúng tôi tại website PC DIY đã tiến hành mổ bụng và khám phá bộ router 802.11ac mới nhất của ASUS là RT-AC87U (và phiên bản tương tự là RT-AC87R hiện đang bán tại website bán hàng Best...

Xem thêm  

Samsung S850 - một bất ngờ mới

Samsung đưa vào chiếc Digimax Z850, máy ảnh 8 chấm mới nhất của hãng, những tính năng hấp dẫn như ống kính zoom quang 5x, chế độ phơi sáng chỉnh tay, hệ thống chống mờ hình cải tiến trong khi mức giá bán khá mềm.

Xem thêm  

Cách chọn mua dàn karaoke gia đình hay

5 tư vấn giúp bạn chọn được dàn karaoke gia đình hay nhất thị trường. Hãy đến với Công audio để lựa chọn được dàn âm thanh hay như ngoài quán hát cho gia đình bạn. Gia đình bạn có nhu cầu chọn...

Xem thêm  

Máy quét 3D là gì?

Máy quét 3D là một thiết bị dùng để phân tích một vật thể trong thế giới thực hay môi trường để thu thập dữ liệu về hình dạng, kích thước, tính chất của vật thể đó. Các dữ liệu sau khi thu...

Xem thêm