Vì sử dụng thường xuyên nên nhiều món đồ gia dụng trong gia đình như tủ lạnh, nồi cơm điện, máy giặt sẽ rất dễ hổng. Bởi vậy, để kéo dài tuổi thọ cũng như hiệu suất hoạt động, các bạn hãy nhớ làm theo những lời khuyên này nhé.
1. Máy giặt
- Không đặt các vật nặng lên trên máy giặt; không đứng, ngồi trên đó.
- Khi bỏ quần áo vào máy giặt, đừng quên kiểm tra tất cả các túi.
- Nên sử dụng đúng loại bột giặt, dầu xả dành riêng cho máy giặt. Bột giặt loại dùng giặt tay thường tạo ra quá nhiều bọt, vì thế có thể dẫn đến hỏng máy.
Không đặt các vật nặng lên trên máy giặt; không đứng, ngồi trên đó
- Sau mỗi lần sử dụng, bạn nên kiểm tra miếng đệm cao su ở cửa máy giặt. Tháo hộp đựng chất tẩy rửa và nước xả, sau đó rửa sạch và để khô để tránh sự hình thành của nấm mốc.
- Loại bỏ hết nước còn đọng lại trong máy sau mỗi lần giặt
- Nếu máy giặt của bạn không được trang bị chương trình tự làm sạch, khi ấy bạn hãy vệ sinh máy giặt ít nhất 1 tháng/lần bằng phương pháp thủ công. Bạn hãy cho vào thùng giặt một chút dấm hoặc chanh, sau đó cho chạy hết chu trình giặt ở chế độ nước nóng nhất rồi chạy thêm một chu trình nữa. Như vậy, đảm bảo mùi hôi vết bẩn bên trong máy sẽ được tống khứ hoàn toàn.
Tháo hộp đựng chất tẩy rửa và nước xả, sau đó rửa sạch và để khô để tránh sự hình thành của nấm mốc.
2. Tủ lạnh
- Khi vận chuyển tủ lạnh, bạn cần chắc chắn rằng tủ lạnh được vận chuyển thẳng đứng, không nghiêng quá 40 độ. Nếu quá nghiêng, dầu máy nén có thể bị rò rỉ ra ngoài và làm hỏng toàn bộ hệ thống máy.
Khi vận chuyển tủ lạnh, bạn cần chắc chắn rằng tủ lạnh được vận chuyển thẳng đứng, không nghiêng quá 40 độ
- Khởi động tủ lạnh ngay lập tức sau quá trình vận chuyển cũng có thể khiến tủ lạnh nhanh hỏng. Tốt nhất, khi đã chắc chắn là tủ không bị nghiêng trong quá trình vận chuyển, bạn nên chờ khoảng 4 tiếng đến 6 tiếng rồi mới khởi động máy. Nếu nghi ngờ tủ lạnh bị vận chuyển nghiêng, bạn nên chờ khoảng 15 tiếng.
- Hãy để thức ăn nguội hẳn trước khi cho vào tủ lạnh
- Tủ lạnh hiện đại không cần phải rã đông hoàn toàn 2 lần/năm. Tuy nhiên, nó vẫn cần được làm sạch. Bạn hãy nhớ ngắt kết nối với ổ điện trước khi tiến hành làm sạch.
Không cho thực phẩm còn nóng vào tủ lạnh
- Đừng quên làm sạch mặt sau của tủ lạnh. Cách tốt nhất là sử dụng máy hút bụi. Nhớ rút phích cắm trước khi thực hiện.
3. Nồi cơm điện
- Luôn luôn lau khô phần ruột nồi trước khi cho vào nồi cơm điện
- Phần bên trong nắp nồi cơm điện cũng cần phải được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.
Luôn luôn lau khổ phần ruột nồi trước khi cho vào nồi cơm điện
- Không sử dụng miếng cọ bằng kim loại để làm sạch ruột nồi vì nó sẽ gây xước bề mặt chống dính. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng miếng bọt biển mềm.
- Hãy chắc chắn là chỉ cho nguyên liệu nấu dưới mức công suất tối đa
Không sử dụng miếng cọ bằng kim loại để làm sạch ruột nồi vì nó sẽ gây xước bề mặt chống dính
4. Máy rửa bát
- Luôn xếp bát, xoong nồi theo chiều úp xuống khi cho vào máy
- Trước khi xếp bát vào máy rửa, bạn hãy gạt bỏ hết thức ăn thừa và dầu mỡ
- Bỏ hết những miếng dán sticker trên bát, đĩa trước khi cho vào máy rửa bát để tránh làm tắc nghẽn các bộ lọc.
Luôn xếp bát, xoong nồi theo chiều úp xuống khi cho vào máy
- Khi đặt bát, đĩa vào bên trong máy, bạn cần sắp xếp chúng ngăn nắp. Hãy chắc chắn là có khoảng nhỏ để bát đĩa không chạm vào nhau và không cản trở sự quay của các vòi phun nước.
- Sử dụng nước rửa dành riêng cho máy bởi nước rửa thông thường có thể gây hại cho máy
- Đặt dao kéo và các vật nhỏ khác cẩn thận bởi đặt không đúng chỗ, chúng có thể ngăn chặn các bộ phận quay của máy
- Nhớ thêm muối vào trong khay của máy rửa bát, điều này sẽ tăng hiệu suất và kéo dài tuổi thọ cho máy.
Sử dụng nước rửa dành riêng cho máy bởi nước rửa thông thường có thể gây hại cho máy
5. Lò vi sóng
- Khi nấu các thực phẩm nhẹ, bạn hãy đặt một ly nước trong lò vi sóng. Nước sẽ hấp thụ một số bức xạ vi sóng và cho kết quả tốt hơn.
- Cố gắng không đặt bất cứ vật gì lên nóc lò vi sóng. Nếu điều này không thể tránh được, bạn phải đảm bảo vật đó không chặn lưới thông gió của lò.
Khi nấu các thực phẩm nhẹ, bạn hãy đặt một ly nước trong lò vi sóng
- Nên nhớ không mở lò vi sóng khi không có gì bên trong bởi nó có thể làm hỏng máy.
- Tránh đặt vật quá nặng trong lò vi sóng. Điều này bạn nên đọc trong hướng dẫn xem vật cho vào lò chỉ được phép nặng tối đa bao nhiêu.
- Tránh sử dụng loại bát, đĩa không thích hợp cho lò vi sóng vì nó có thể gây cháy, nổ rất nguy hiểm.
- Không làm nóng thực phẩm lâu hơn cần thiết.
- Sau mỗi lần sử dụng, bạn hãy dùng khăn mềm lau sạch vết bẩn bên trong
Tránh sử dụng loại bát, đĩa không thích hợp cho lò vi sóng vì nó có thể gây cháy, nổ rất nguy hiểm.
6. Máy nướng bánh
- Không để máy nướng bánh gần những chỗ có nước như bồn rửa mặt. Khi sử dụng, bạn cần đảm bảo tay phải khô, không dính nước. Đặt máy tránh xa những vật dễ cháy như rèm cửa.
- Lò nướng chỉ thích hợp nướng bánh mì khô và bánh ngọt, không sử dụng với các loại bánh mì có bơ hoặc kem.
- Nếu bạn đang sử dụng lò nướng mỗi ngày, bạn hãy làm sạch bộ phận bên trong lò ít nhất 1 lần/ tuần. Đừng quên tháo phích cắm ra khỏi ổ điện trước khi bắt đầu làm sạch.
Không để máy nướng bánh gần những chỗ có nước như bồn rửa mặt
7. Máy xay cầm tay
- Không sử dụng máy xay cầm tay cho các thực phẩm quá nóng vừa nấu xong. Bạn nên để thực phẩm nguội bớt trước khi cho vào máy.
- Không để nước lọt vào bộ phận phía trong của máy. Để làm sạch phần ngoài máy xay sinh tố, bạn hãy sử dụng miếng vải ẩm.
- Mỗi lần sử dụng, bạn không nên để máy chạy quá lâu vì như vậy sẽ khiến động cơ bị nóng và nhanh hỏng.
- Không sử dụng máy xay sinh tố cầm tay để nghiền những nguyên liệu khô như bánh quy giòn.
Không để nước lọt vào bộ phận phía trong của máy. Để làm sạch phần ngoài máy xay sinh tố, bạn hãy sử dụng miếng vải ẩm
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet