David Newman - nhà văn, chủ nhiệm khoa Khoa học nhân văn và xã hội tại Đại học Ben-Gurion, Negev (Israel) chia sẻ về chuyến đi tới vùng biên giới căng thẳng trên thế giới của ông.
Triều Tiên - Hàn Quốc
Du khách đến tham quan khu vực DMZ giữa hàn quốc và Triều Tiên. Ảnh: northkoreatour. |
Đến thăm quan khu phi quân sự (DMZ) giữa triều tiên và Hàn Quốc cùng một nhóm học giả địa chính trị không hề giống cuộc dạo chơi ở Disney Land. Những cuộc viếng thăm tới các khu DMZ đều phải sắp xếp trước và phối hợp giữa chính quyền hai miền, chịu sự giám sát chặt chẽ như tại Khu an ninh chung (JSA) ở Panmujom. Lực lượng Liên Hiệp Quốc làm nhiệm vụ an ninh ở đây được huấn luyện giống các hướng dẫn viên du lịch đặc biệt nhiều hơn là lực lượng chiến đấu.
Theo hiệp ước đã ký kết quy định địa điểm, du khách vào trong những căn phòng chuyên biệt. Ở đây, quân lính Triều Tiên và Hàn Quốc xếp hàng dài đứng đối mặt nhau, luôn trong trạng thái tập trung cao độ, không ai được vượt qua điểm giữa phòng sang phía bên kia. Du khách bị cấm chụp bất cứ thứ gì bên phía Triều Tiên. Hầu hết du khách đến đây đều mua những chai bia Triều Tiêu ở các cửa hàng lưu niệm trong khu miễn thuế.
Ấn Độ - Pakistan
Màn đổi gác ấn tượng của binh lính hai nước ấn độ và pakistan tại cửa khẩu. Ảnh: bbc. |
Không khí tại Wagah, một trong những cửa khẩu nghiêm ngặt nhất thế giới ở biên giới Ấn Độ - Pakistan, lại nhộn nhịp và sôi động như ngày hội. Hàng trăm du khách và dân địa phương sẽ đổ về đây hàng chiều xem lễ đổi gác thú vị giữa binh lính hai nước. Bên cạnh cảm giác tò mò khi được đến gần biên giới Pakistan, một trong những quốc gia khó nhập cảnh nhất thế giới, màn đổi gác như diễn ballet không nhạc khiến nhiều du khách thích thú. Cuối màn trình diễn, người dân hai bên bờ biên giới cùng ra giúp các lính biên phòng đóng cửa khẩu.
Isarel - Palestine
Đối với người Isarel, khách du lịch và các nhà ngoại giao nước ngoài, biên giới Isarel - palestine không khó để đi qua. Tuy nhiên, đối với người Palestine muốn bước qua biên giới này phải có giấy phép làm việc hợp pháp đòi hỏi nhiều thủ tục phức tạp và cả tiền hối lộ để những nhà tuyển dụng người isarel chứng minh sẽ thuê họ sang làm việc.
Quanh những điểm thông thương giữa hai nước, dịch vụ cung cấp đồ ăn nước uống rất phát triển. Các cửa hàng này phục vụ những người phải chờ nhiều giờ để được đi qua biên giới hay đón người thân trở về sau một ngày làm việc ở Isarel.
Khách tham quan tỏ rõ sự hiếu kỳ với "các lỗ hổng biên giới". Tại một số điểm, quân đội Isarel nhắm mắt cho phép những người không có đủ giấy tờ hợp pháp sang làm việc hoặc vận chuyển một lượng nhỏ hàng hóa qua biên giới. Ô tô hoặc xe tải nhỏ đứng chờ phía Isarel, hành khách trên xe dùng điện thoại gọi người thân ở phía bên kia và chỉ trong nháy mắt họ chạy qua biên giới, ẩn mình trên những chiếc xe chờ sẵn và biến mất. Mặc dù lính gác biết nhưng họ "làm ngơ". Họ thường quan tâm hơn đến danh tính của các du khách đang quay phim, chụp hình nhưng hầu hết đều không ngăn cản.
Xem thêm: Những đường biên giới khác thường trên thế giới
Như Bình (theo Jerusalem Post)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet