Nội dung

Lễ ký kết diễn ra ngày 14/12 tại hội thảo do Viện nghiên cứu Phát triển du lịch và Mạng lưới giám sát buôn bán động thực vật hoang dã (TRAFFIC) tổ chức.

Theo nghiên cứu của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV) năm 2013, trung bình cứ 10 cơ sở nhà hàng thì có 2 cơ sở buôn bán thịt động vật hoang dã. 

Số liệu thống kê hàng năm trên toàn thế giới chỉ ra, hoạt động buôn bán động, thực vật hoang đã trái phép mang lại doanh thu từ 7 đến 24 tỷ USD. Hoạt động này đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn và an ninh của mỗi quốc gia, trong đó Việt Nam đang là một trong những điểm nóng về buôn bán động thực vật hoang dã trên thế giới.

Doanh nghiệp du lịch cam kết chống buôn bán động thực vật hoang dã

Du khách chụp ảnh bên hổ ở Thái Lan. Tại Việt Nam tính đến tháng 4/2016, số lượng hổ trong tự nhiên chỉ còn 4 con. Ảnh: stuff.

Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch cho biết, do lượng khách đi du lịch hàng năm lớn nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiếp tay cho hành vi này, khi du khách đòi hỏi những món ăn đặc sản hoặc mua các món đồ làm từ động vật hoang dã. Vì vậy các doanh nghiệp du lịch cần tuyên truyền, thuyết phục để du khách thay đổi hành vi của họ. 

"Sự cam kết và tiên phong của các doanh nghiệp du lịch không chỉ góp phần thúc đẩy những gia tăng trách nhiệm xã hội trong cộng đồng doanh nghiệp mà còn trực tiếp ngăn chặn các hành vi vận chuyển, buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã tại Việt Nam và các khu vực trên thế giới", đại diện traffic tại Việt Nam, bà Nguyễn Tuyết Trinh chia sẻ.

Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME – VCCI) cho rằng, ngoài mục đích lợi nhuận thì doanh nghiệp cần thực hiện trách nhiệm xã hội của mình như bảo vệ môi trường. Thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã đưa ra những quy định nội bộ cho công ty mình như cam kết không sử dụng động vật hoang dã, thực hiện những bước giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường…

Đại diện một số doanh nghiệp du lịch cho biết họ đang thực hiện những hành động như đào tạo, tập huấn đội ngũ hướng dẫn viên về chống buôn bán động thực vật hoang dã, nâng cao ý thức du khách bằng những tờ rơi, tập gấp về bảo vệ môi trường, sáng tạo các khẩu hiệu, logo để tuyên truyền...

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Thành viên mới cần lưu ý khi phượt.

Đối với mình phượt là những chuyến đi thú vị trải nghiệm thực tế để giải thoát tinh thần chứ không phải phượt để hành xác. Các bạn phải biết tôn trọng bản thân và sức khỏe của mình đi...

Xem thêm  

Phượt Đất Mũi - Cà Mau

Là người Cà Mau, sinh ra và lớn lên nơi tận cùng tổ quốc vậy mà chưa một lần mình đặc chân tới đất mũi vì vậy sáng hôm đó mình nói với bà xả "2 đứa mình đi Đất Mũi" "Thiệt hả anh, khi nào...

Xem thêm  

8 lưu ý cho chuyến đi gia đình.

Trên nước ảnh cũ, hình ảnh xe đẩy bán hàng rong, gánh quà vặt, sạp ăn ven đường giúp bạn khám phá nhiều điều thú vị về ẩm thực vỉa hè Sài Gòn của thế kỷ trước. ​​Qua khung ảnh xưa, hình...

Xem thêm  

Đi phượt Phú Quốc bạn cần biết?

Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam nằm ở phía nam của tổ quốc. Là một huyện đảo thuộc tỉnh Kiên Giang, có nhiều đảo lớn nhỏ nằm rải rác xung quanh đảo chính Phú Quốc. Du lịch Phú Quốc...

Xem thêm