Nhịp tim sẽ thay đổi tùy thuộc vào trạng thái hoạt động của con người, bạn vận động hay nghỉ ngơi đều có những nhịp tim khác nhau, đối với tuổi tác, sức khỏe cũng tương tự. Vậy việc kiểm soát nhịp tim giúp ích ta như thế nào?
Hoạt động thể dục thể thao
Việc duy trì duy trì cùng một mức độ hoạt động 365 ngày một năm là điều không hề đơn giản, đặc biệt là khi các lợi ích của tập thể thao không phải là thấy ngay lập tức. Theo dõi nhịp tim có thể giúp bạn duy trì động lực bằng cách xác định số lượng các buổi tập thể dục của bạn, lượng calo đốt cháy, độ dài phiên tập luyện và nhịp tim trung bình. Các thông tin phản hồi này như một sự khích lệ và thúc đẩy bạn tiếp tục tập luyện hoặc cảnh báo những nguy cơ tim mạch để kịp thời điều chỉnh lịch tập luyện.
Tuổi tác và bênh tật
Mỗi con người tùy vào độ tuổi khác nhau mà sẽ có những thay đổi về nhịp tim, những em bé khi mới sinh và người cao tuổi đều có những chỉ số đo khác nhau cũng như khi khỏe mạnh với khi mắc những chứng bệnh về tim mạch. Các chỉ số đo tùy vào các yếu tố trên mà sẽ cho người dùng biết được khi nào thì an toàn và khi nào thì nguy hiểm và cần có những giải pháp phù hợp. Không phải chỉ số cao là tốt và ngược lại.
Tim khỏe thường đảm nhận việc bơm máu tốt đi các bộ phận trong cơ thể, có nhịp tim ở mức tối thiểu. Ngược lại, nếu tim yếu buộc phải làm việc cần mẫn hơn, đập nhanh hơn mới đủ cung cấp máu nên hậu quả nhịp tim tăng cao. Vì vậy chỉ cần nghe nhịp đập là biết được sức khỏe tim.
- Mắc bệnh cao huyết áp dài kỳ.
- Van tim không làm đúng chức năng.
- Lưu thông máu gặp sự cố trục trặc.
- Viêm màng ngoài tim, các túi xơ bao tim.
- Viêm cơ tim.
- Mắc bệnh tim vành.
- Bộ phận tạo nhịp của tim làm việc kém.
- Không đủ lượng oxy cung cấp cho cơ tim.
- Mắc bệnh rối loạn tuyến giáp.
- Mắc bệnh rối loạn máu, ví dụ như máu đông.
- Khuyết tật buồng tim trên.
- Từng mắc bệnh đau tim một hoặc nhiều lần.
- Chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc quá nhiều muối.
- Mất cân bằng điện giải.
- Mắc bệnh về phổi, như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Khả năng đàn hồi mô phổi kém, ảnh hưởng đến chức năng của tim.
- Thiếu vitamin.
- Thiếu máu.
- Sử dụng một số thuốc chữa bệnh.
- Dùng thuốc chữa bệnh, thuốc bổ quá liều.
- Quá căng thẳng, sợ hãi, lo lắng.
- Nhiễm trùng, sốt cao.
- Ăn quá no, lạm dụng các chất kích thích như: trà, cà phê, thuốc lá...
- Gắng sức quá mức, ví dụ như leo núi, mang vác vật nặng.
Sau khi đã biết được lợi ích của việc đo nhịp tim chúng ta cùng quay trở lại việc đo nhịp tim trên Samsung Galaxy S5. Đây là chiếc điện thoại đầu tiên được trang bị cảm biến đo nhịp tim ở mặt sau của máy. Để sử dụng tính năng này bạn cần truy cập vào ứng dụng có sẵn S Health và đặt ngón tay lên trước cảm biến đặt dưới camera phía sau máy trong vài giây. Hệ thống sẽ tính toán và trả kết quả cho người dùng với tốc độ khá nhanh và chính xác.
Samsung Galaxy S5
Với các thông số nhịp tim kết hợp đo vận tốc đi bộ, các ghi chú tập luyện và theo dõi dinh dưỡng bạn có thể tạo ra một chế độ tập luyện hợp lí nhất với bản thân, cảnh báo tình trạng sức khỏe tim kịp thời có những giải pháp nghỉ ngơi, điều trị thích hợp từ bác sỹ.
Ngoài ra, Samsung còn cho phép galaxy s5 kết nối với các thiết bị đeo tay thông minh như samsung gear fit , Gear 2 Neo sẽ hỗ trợ người dùng kiểm tra nhịp tim tốt nhất trong lúc làm việc, học tập và hoạt động thể dục thể thao. Đây là một trong những tính năng hay hướng đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dùng mà Samsung nói riêng và các hãng khác trên thế giới nói chung đang tích cực hướng đến.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet