Nội dung
Bạn ít khi nghĩ tới việc có một ngày những viên thuốc nhỏ xinh thường giúp bạn cắt đứt các triệu chứng khó chịu sẽ gây ra phiền toái đối với bạn

Điểm qua một số loại thuốc dễ gây dị ứng, biết một vài cấp độ dị ứng thuốc có thể xảy ra cũng như nắm vững một số cách hạn chế và xử lý khi lỡ bị dị ứng sẽ giúp bạn dùng thuốc hiệu quả, và nhất là an toàn cho sức khỏe .

Thuốc nào gây dị ứng?

Dị ứng là “phản ứng” khi cơ thể bắt gặp kẻ “lạ mặt”. Điều đó có nghĩa là bất cứ loại thuốc nào (đường uống, đường bôi ngoài da, đường tiêm) cũng có khả năng gây dị ứng mà không phụ thuộc vào liều dùng và chính “khổ chủ” cũng không hề biết trước.

Đứng đầu bảng trong danh sách các thuốc dễ gây dị ứng là thuốc kháng sinh. Trong đó, nhóm có tỷ lệ “phản ứng” nhất là Penicillin (Ampicillin, Amoxcillin) và Cephalosporin. Một vài loại thuốc khác có thể kể tên là các loại thuốc giảm đau - kháng viêm không Sterorid, thuốc chống co giật, thuốc điều trị tâm thần.

Khác với quan niệm của nhiều người, các loại thuốc Đông y, thuốc Nam, thuốc Bắc… cũng có thể gây dị ứng từ thang thuốc đầu tiên hoặc sau vài tuần điều trị. Không chỉ do cơ địa dị ứng, đôi khi các trường hợp dị ứng có thể do thuốc hết hạn sử dụng, thuốc kém chất lượng, hoạt chất hoặc tá dược bị biến chất trong quá trình bảo quản. Dù vậy, bạn không nên nhầm lẫn giữ tác dụng phụ với dị ứng. Có vài loại thuốc thường gây tác dụng phụ (được ghi rõ trong tờ hướng dẫn sử dụng) nhưng vẫn có hiệu quả điều trị và không quá gây nguy hại cho sức khỏe.

Dị ứng thuốc - xin chớ coi thường

Thói quen tự ý dùng thuốc đôi khi lại trở thành “cây gậy” đập trúng lưng bạn.

Cấp độ dị ứng thuốc

Theo các chuyên gia da liễu, có những mức độ dị ứng da do thuốc như:

- Đốm màu hồng (hồng ban): Thường gặp nhất, khởi đầu ở thân mình, vùng tì đè, gây ngứa.

- Mề đay, phù mạch: Biểu hiện là những đốm hay những mảng màu hồng, ngứa dữ dội và có cảm giác như ong chích. Sang thương kéo dài vài phút hay vài giờ, vài ngày.

- Hồng ban sắc tố cố định tái phát: Ngứa, da có nhiều đốm màu hồng. Sau khi hết để lại màu đen. Khi dùng thuốc gây dị ứng lại, những đốm màu hồng sẽ xuất hiện ngay vị trí cũ.

- Hồng ban đa dạng: Tổn thương có tính chất viêm. Sang thương là những nốt mụn nước, bóng nước, đốm xuất huyết. Vị trí thường là ở mặt duỗi của chi, đối xứng hai bên.

- Ban xuất huyết: Có thể có kích thước nhỏ (điểm xuất huyết) hoặc kích thước lớn hơn (bầm máu)

- Đỏ da toàn thân tróc vẩy: Da đỏ, tróc vẩy toàn thân, ngứa dữ dội, có thể sưng phù và rỉ dịch.

- Hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell: Đây là những thể dị ứng da nặng, biểu hiện sốt, bóng nước, bong tróc da, tổn thương niêm mạc nặng và gây tử vong với tỷ lệ cao.

Ngoài những biểu hiện trên da, dị ứng thuốc cũng có thể gây ra những cơn co thắt khi phế quản, hoặc tiêu chảy do nhu động ruột bị kích thích co bóp quá mức.

Một trong nhưng tai biến nguy hiểm nhất khi dùng thuốc (thường là đường tiêm như huyết thanh, kháng sinh, vitamin, thuốc tê) khiến nhiều người sợ nhất là sốc phản vệ. Điển hình của sốc phản vệ và cơn co giật, co thắt khí phế quản gây suy hô hấp, ngừng tim và có thể tử vong.

Cách hạn chế và xử trí khi bị dị ứng

Dị ứng thuốc - xin chớ coi thường

Trước khi uống thuốc, khâu nhìn kĩ hạn sử dụng cũng như kiểm tra tình trạng của thuốc chẳng bao giờ là thừa.

Đối với các viên nang, khi có dấu hiệu bị chảy, dính, loang màu… đừng nên tiếc nuối, bạn hãy cho chúng vào sọt rác. Dấu hiệu cho thấy những viên nén bị mốc là có một lớp trắng phủ bên ngoài bao thuốc. Khi các loại dung dịch nhỏ mắt bị đục màu hay có lớp kết tinh ở ngoài lọ hoặc các thuốc bôi ngoài da bị chảy nước, vón cục, đổi màu, có mùi hôi… bạn cũng nên “tạm biệt” chúng.

Nếu là người có cơ địa dị ứng (hen suyễn, viêm mũi, viêm xoang) việc uống thuốc càng cần phải thận trong hơn. Tương tự, nếu trong gia đình có người cơ địa dị ứng, có gì dám chắc rằng bạn không bị.

Khi đã biết mình dị ứng thuốc nào, bạn tuyệt đối không “chạm mặt” chúng lần thứ 2 để tránh rủi ro. Để an toàn, bạn cũng không nên đụng tới các loại thuốc cùng nhóm với thuốc bạn bị dị ứng.Khi thấy có những biểu hiện như nổi mẩn đỏ, phù, chóng mặt, sốt cao, mệt mỏi, sưng miệng, mũi họng, cơ quan sinh dục… cần dừng thuốc ngay và tới cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. Các bác sĩ có thể chỉ định cho bạn uống kháng sinh, kháng viêm, kháng dị ứng tùy từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp bị hội chứng Steven – Johnson, bệnh nhân sẽ được điều trị kịp thời đúng phác đồ để không biến chuyển thành hội chứng Lyell. 


Tin Update
  • 10/05/15 06:19 Da mặt mịn màng, trắng hồng với mặt nạ dâu tây
  • 09/05/15 21:59 Đừng nude, hãy quyến rũ chàng bằng trang phục!
  • 09/05/15 16:00 Top 6 mẫu bạn gái khiến chàng “chạy mất dép”
  • 09/05/15 15:05 Hé lộ những hình ảnh đầu tiên của vòng giấu mặt The Voice 2015

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm