Mức giá: ~1000 USD
Nơi mua: Thế giới di động (hết hàng)
Điểm mạnh: Bền bỉ, vỏ nhôm sang trọng
Điểm yếu: Giá, lỗi phần mềm
I. Thiết kế:
XPS thuộc dòng Ultrabook được trang bị màn hình cảm ứng, bạn có thể sử dụng XPS 12 như Laptop hay Tablet. Tuy thuộc dòng XPS nhưng XPS 12 lại thừa hưởng thiết kế trang nhã từ mẫu netbook Dell Inspiron Duo với màn hình lật 360 quanh trục giữa màn hình. Thiết kế màn hình này rất cứng cáp, bạn có thể xoay màn hình và cố định nó ở vị trí mà bạn muốn mà không sợ bị trượt. Điểm trừ trong thiết kế chính là viền màn hình khá dày. Điều này làm cho thao tác trên màn hình cảm ứng trở nên khó khăn hơn.
Khi bật chế độ tablet, XPS 12 có thể để màn hình ở bất cứ góc độ nào. Quạt tản nhiệt được giấu kín bên trong nên khi cầm bạn hầu như không cảm thấy được nó. Nhờ thiết kế nhỏ gọn và chắc chắn, bạn có thể dễ dàng cầm gọn XPS 12 và thao tác ngón tay trên màn hình. Thật sự thì ở chế độ Tablet XPS 12 hoạt động khá trơn tru.
Vì sử dụng chất liệu nhôm và carbon nên XPS 12 có trọng lượng khá nhẹ chỉ 1.5kg. Tuy nhiên với tư cách là 1 chiếc Tablet thì nó vẫn khá nặng. Bạn có thể tập tạ bằng nó nếu dùng ở chế độ tablet bằng 1 tay nhiều. Bàn phím của XPS 12 được đánh giá khá cao với khoảng cách giữa các phím khá rộng rãi và phím có độ nảy cao. Lại được trang bị đèn nền backlit nên khá thuận tiện khi sử dụng trong đêm tối. Cơ chế bật bàn phím ảo của máy cũng khá tốt, ít nhất là tốt hơn những đối thủ cùng loại như Lenovo Yoga hay Sony Vaio Duo 11.
Vì kích thước nhỏ gọn nên XPS 12 loại bỏ khá nhiều công kết nối. Ta chỉ có 2 cổng USB 3.0, 1 mini Display port. Thiếu rất nhiều cổng cơ bản như Lan, HDMI thậm chí là khe đọc thẻ nhớ!
Màn hình IPS full HD chính là niềm tự hào của XPS 12. Bề mặt màn hình được bao phủ bởi lớp kính cường lực Gorilla Glass giúp chống xước hiệu quả.
Bàn phím chiclet rất tốt.
Touchpad lớn
II. Cấu hình chi tiết và hiệu năng:
1. Cấu hình:
2. Các phép thử:
wPrime cho kết quả không tốt kắm. (Càng thấp càng tốt)
PCmark 7 thì ngược lại. (Càng cao càng tốt)
Với đồ họa Intel thì vậy là tốt rồi. (Càng cao càng tốt)
3. Nhiệt độ và thời lượng pin:
Nhiệt độ trong suốt quá trình thử nghiệm ở mức chấp nhận được. Mặc dù XPS 12 chỉ sử dụng 1 quạt tản nhiệt ở góc trái. Quạt này sẽ thổi khí nóng ra phía bản lề màn hình và thoát ra ngoài. Có lẽ vì sử dụng BXL dùng tiết kiệm điện i5 3317U của Intel nên XPS 12 không tỏa nhiều nhiệt.
Vì tiêu tốn khá nhiều điện năng cho màn hình cảm ứng Full HD nên thời gian sử dụng pin của XPS 12 không được ấn tượng so với các Ultrabook khác. Máy “chỉ” trụ được 3h30p, mức trung bình so với các Ultrabook ngày nay. Pin của máy là loại 6 cell 47WHr.
III. Kết luận:
Dell XPS 12 thực sự đem lại một trải nghiệm khác hẳn khi sử dụng Windows 8. Màn hình đẹp với thiết kế chắc chắn, khả năng chuyển đổi linh hoạt giữa chế độ laptop và tablet cũng gây ấn tượng mạnh với người test.
XPS 12 có thiết kế đẹp, mạnh mẽ nhưng vẫn thanh lịch. Mang trong mình hiệu năng xử lý khá có thể giúp bạn hoàn thành tốt công việc của mình cũng như hỗ trợ giải trí hoàn hảo khi ở chế độ Tablet. Bạn còn trông chờ gì hơn ở một sản phẩm lai giữa Laptop và Tablet?
Ưu điểm:
- Màn hình cảm ứng nhạy, cho màu sắc tốt.
- Có thể thay thế tablet.
- Thiết kế tốt. Vỏ nhôm chắc chắn.
- Bàn phím chiclet tuyệt vời.
- Ít cổng kết nối.
- Viền màn hình khá dày.
- Một vài lỗi phần mềm.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet