Vì vậy, các bậc cha mẹ cần chủ động trong việc phòng bệnh cho các bé, theo dõi các dấu hiệu của bệnh để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
Dấu hiệu cho biết trẻ bị bệnh tay chân miệng
Trẻ bị tay chân miệng có những triệu chứng như:
- Giai đoạn đầu trẻ sốt nhẹ, mệt mỏi trong 1, 2 ngày.
- Trẻ không ho hoặc ho ít.
- Các nốt hồng ban xuất hiện ban đầu ở niêm mạc miệng (đường kính 2-3mm), theo thời gian, các nốt hồng ban này biến thành các bóng nước, sau đó dập, vỡ tạo vết loét làm trẻ khó ăn, sau đó xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Một số trường hợp hồng ban không mọc ở lòng bàn tay, lòng bàn chân mà ở đầu gối, vùng mông và quanh hậu môn.
Bệnh có thể gây viêm não, viêm màng não, viêm phổi, phù phổi cấp, có thể gây tử vong .
Lưu ý: Bệnh có thể điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ . Tuy nhiên, khi thấy trẻ sốt trên 39°C quá 2 ngày, khó hạ, nôn ói, giật mình, run chi, đi đứng loạng choạng thì phụ huynh phải lập tức đưa trẻ nhập viện.
Phòng bệnh đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được
Có những kiến thức, biện pháp phòng bệnh đơn giản, hiệu quả dù đã nhắc nhiều lần nhưng không phải phụ huynh nào cũng lưu ý để phòng bệnh cho con. Dưới đây là những ghi chú cần nhớ:
- Hiện chưa có vaccine chủng ngừa và bệnh sẽ tái phát nếu không kiểm soát tốt nguồn lây. Vì vậy, tốt nhất cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ đồ chơi của trẻ, sàn nhà.
- Giữ trẻ tránh xa những trẻ có dấu hiệu mắc bệnh .
- Nên rửa tay sạch sẽ cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch, không để trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng
- Cho trẻ ăn chín, uống chín.
- Với người chăm trẻ phải rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.
- 18/05/15 11:02 Học cách tự khám bệnh phụ nữ tại nhà
- 18/05/15 10:47 “Tiếng ồn” từ cơ thể - dấu hiệu báo bệnh
- 18/05/15 10:46 Người bị sỏi thận phải “né” can-xi?
- 16/05/15 15:00 7 sai lầm nguy hiểm của bố mẹ khi chăm con ở bệnh viện
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet