Theo như đơn đề nghị của fbi gửi tới Apple phải trả lời về việc mở khóa iPhone phục vụ điều tra, trước ngày 26.2. Tới đúng hẹn, Apple đã chính thức có câu trả lời là "không".
Cuộc chiến giữa Apple và FBI đang tới hồi cao trào.
Hãng này giải thích rằng, "phần mềm đó không tồn tại" và "vụ việc có thể kéo theo hệ lụy làm ảnh huởng tới quyền riêng tư của khách hàng sau này". Theo Apple, nếu muốn hỗ trợ FBI, họ phải viết ra một phiên bản phần mềm mới. Tuy nhiên, không ai chắc chắn phần mềm đó sẽ không bị khai thác cho các mục đích xấu.
Vụ việc này đang dần trở nên nóng hơn khi Apple đề nghị đưa ra Quốc hội. Trước đó, thẩm phán Sheri Pym của bang California đã ra lệnh cho Apple phải tạo ra một phần mềm chuyên dụng giúp FBI đột nhập vào một chiếc iPhone bị khóa. Đây là chiếc iPhone 5C được sử dụng bởi một tay súng đã gây ra vụ xả súng kinh hoàng làm 14 người thiệt mạng.
Ngày 1.3 tới đây, Giám đốc điều hành Apple - Tim Cook, Giám đốc FBI - James Comey cùng các nhà bảo mật và luật sư sẽ tham gia một buổi điều trần trước Quốc hội, với chủ đề "Mã hóa dữ liệu: Cân bằng giữa an ninh và quyền riêng tư của ngiời dùng".
Trước đó, chính phủ Hoa Kỳ cho biết, Apple đã giúp họ lấy lại thông tin từ ít nhất 70 thiết bị. Những chiếc điện thoại này chạy hệ điều hành cũ hơn so với chiếc iPhone 5C trong vụ xả súng ở California. Khi đó, Apple có thể sử dụng một công cụ vật lý để trích xuất dữ liệu ra. Tuy nhiên, kể từ cuối năm 2014, khả năng này không còn tồn tại trên các dòng iPhone mới.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet