Cyber-shot là dòng máy ngắm chụp nổi tiếng của Sony. Ảnh: Digitalworldtokyo. |
Lịch sử máy ảnh số của Sony bắt đầu từ năm 1981 nhưng chiếc Cyber-shot đầu tiên với tên gọi DSC-F1 lại chỉ mới ra đời từ năm 1996. Tuy nhiên, kể từ đó, tốc độ sản xuất máy ảnh ngắm - chụp của Sony lại chẳng kém hãng nào.
Một trong những model đánh dấu cuộc cách mạng về thiết kế của máy ảnh số là chiếc DSC-F505K. Thay vì sản xuất màn hình xoay hoặc lật thì Sony lại thiết kế cho cả ống kính quay để chụp những góc khó.
Ngày nay, dòng Cyber-shot đã có nhiều nhánh, bao gồm các nhóm như H, W, S and T. Mỗi dòng đều có ưu, nhược điểm khác nhau nhằm phục vụ đủ phân khúc khách hàng.
Dòng S cho mọi người
Sony S750 vỏ bằng kim loại xước. Ảnh: Lesancamera. |
Sony cho rằng dòng S "ai dùng cũng được" vì nó đám ứng được các nhu cầu cơ bản của khách hàng - những người không quá cầu kỳ, chỉ cần máy ảnh chụp ra hình là được. Ngoài ra, dòng này không sử dụng ống kính Carl Zeiss hoặc có các tính năng thú vị như chụp khi thấy nụ cười. Tuy nhiên, gần đây, Sony cũng đưa vào tính năng nhận diện khuôn mặt. Giá cả mềm mại cũng là điểm nhấn của dòng này.
DSC-S750 là đại diện xuất sắc. Máy không có kiểu dáng quyến rũ như dòng T hay W, nhưng cũng không tầm thường. Vỏ máy bằng kim loại xước khá đẹp, tuy nhiên, S750 lại không có những tính năng cầu kỳ. Đây là chiếc máy đầu tiên của dòng S được trang bị tính năng nhận diện khuôn mặt, một tính năng đang phổ biến. S750 còn sở hữu zoom quang 3x và màn hình LCD 2,5 inch.
Dòng T màn hình cảm ứng
Sony T700 điều khiển hoàn toàn qua màn hình. Ảnh: Lesancamera. |
Đặc điểm của dòng T là lịch lãm, thời trang. Ẩn dưới sự cầu kỳ bên ngoài là công nghệ cảm ứng ứng dụng trên màn hình của máy, đồng thời, bộ nhớ trong đạt hàng Gigabyte. Dòng T phục vụ nhóm khách hàng ưa thời trang nhưng cũng không muốn hy sinh tính năng cho vẻ bên ngoài.
DSC-T700 là một trong những model tiêu biểu của dòng máy này. Ẩn bên trong thân hình mảnh mai là những không nghệ hiếm thấy máy ảnh nào tích hợp. Tới thời điểm này, T700 là chiếc máy ảnh duy nhất chỉ hoàn toàn điều khiểm bằng chạm cảm ứng trên màn hình 3,5 inch - lớn nhất từ trước đến giờ.
DSC-T77 giá mềm hơn T700. Chiếc máy này có màn hình nhỏ và tín năng hạn chế so với đàn chị. Tuy nhiên, nó vẫn sở hữu ống kính Carl Zeiss với cơ chế quang học đắt tiền, và do vậy vẫn giữ được kiểu dáng mỏng mảnh tương tự.
DSC-T2 mặc dù đại diện cho dòng T một chữ số ra đời từ lâu, nhưng chiếc T2 mới được giới thiệu gần đây cũng không phải "tầm thường". Nó có bộ nhớ trong 4 GB, khe cắm thẻ mở rộng và 5 màu khác nhau.
W là dòng máy quy ước điển hình
Sony W300 nén cảm biến 13,6 Megapixel vào máy. Ảnh: Gadgetroad. |
Các máy thuộc dòng W đều được trang bị ống kính quang học chính xác Carl Zeiss và một loạt tính năng nên không hề thua kém những model cùng hạng. Hình thức nam tính với kiểu dáng hoài cổ khiến dòng W nổi bật so với các đối thủ khác.
Đại diện dòng là DSC-W300. Chiếc máy ảnh này "thử thách" giới hạn của độ phân giải bằng cách ép tới 13,6 Megapixel vào trong thân máy nhỏ đủ đút vừa túi áo. Đồng thời, nhà sản xuất cũng trang bị cho máy vô số tính năng mà các nhiếp ảnh gia cũng phải "lóa mắt".
Dòng H thay cho máy DSLR
Sony H50 giống máy ảnh DSLR. Ảnh: Tech2. |
Thực ra khó có thể xếp những máy bắt đầu bằng ký tự H vào loại ngắm chụp vì thân máy lớn, kiểu dáng chuyên nghiệp, zoom cao, hệ điều khiển phong phú không kém gì máy ảnh số ống kính rời.
DSC-H50 hiện đang là chiếc máy mạnh nhất của dòng. Máy nổi bật với zoom quang 15x cộng với các tính năng đương đại như nhận diện khuôn mặt, nhận diện cảnh chụp và thậm chí chế độ hồng ngoại giúp quay chụp cả khi không có một chút ánh sáng nào.
Nguyễn Nhật Thanh (theo Cnet)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet