Fiat giang tay cứu vớt Chrysler trước khi hãng này nộp đơn phá sản và hoàn tất thương vụ hợp tác vào 10/6. Vị giám đốc điều hành Alan Mullaly mang triết lý quản trị từ công nghiệp hàng không sang Ford Motor, giúp công ty trụ vững trước sóng gió.
Tình hình với General Motors lại khác. Nằm trong tay chính phủ kể từ khi nộp đơn xin bảo hộ phá sản GM có ít cơ hội đột phá hơn. Vì vậy các chuyên gia đánh giá điều quan trọng nhất bây giờ là thay đổi văn hóa bảo thủ.
Nếu không làm được, Bộ Tài chính khó lòng lấy lại 50 tỷ USD đã rót cho gã khổng lồ này.
Fritz Henderson, Giám đốc điều hành GM, đang đối mặt với khó khăn lớn nhất là thay đổi phong cách lãnh đạo. Ảnh: Reuters. |
"Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng không kém việc cân đối tài chính", Steven Rattner, trưởng ban cố vấn của Nhà Trắng về công nghiệp ôtô, phân tích.
Một ví dụ điển hình là khi các quan chức cấp cao được triệu tập đến Washington để chuẩn bị gặp luật sư thì nhân viên GM vẫn đang chuẩn bị bản báo cáo dày như danh bạ điện thoại Manhattan.
Thượng nghị sĩ Ron Bloom cho rằng GM cần thay đổi một cách căn bản văn hóa làm việc, bỏ phong cách chậm chạp, bớt thủ tục rườm rà thì mới có thể tăng sức cạnh tranh. "Tập đoàn đã gặp phải vấn đề này trong một thời gian quá dài".
Rattner và các quan chức chính phủ liên tục khẳng định sẽ không điều hành GM theo từng ngày như quản lý một đứa trẻ. Mà thay đổi đội ngũ lãnh đạo. Thông qua đó biến đổi văn hóa công ty.
Hành động đầu tiên là bổ nhiệm Edward E. Whitacre, cựu giám đốc điều hành AT&T vào chức chủ tịch của GM mới. Bốn vị trí quan trong nữa trong ban lãnh đạo sẽ được bổ nhiệm. Dự kiến John F. Welch Jr., kỹ sư tại General Electric nhũng năm 1980 có thể đảm nhiệm vai trò cắt giảm nhân sự
"Chúng tôi không thể sai lầm. GM quá quan trọng với nền kinh tế Mỹ", Rattner nói.
Lịch sử GM đã có quá nhiều tác động từ những người bên ngoài. Sự phô trương của ban lãnh đạo, cộng với thái độ của những nhà đầu tư như H. Ross Perot, Kirk Kerkorian và trợ lý của ông ta, Jerome B. York đã làm cho GM ngày càng lún sâu vào thất bại. Những người có tâm huyết với công ty bị loại bỏ quá nhiều.
Trong nhiều năm liền, người ngoài, thậm chí cả nội bộ GM nhận ra rằng mất nhiều tháng trời tranh luận để hãng đưa ra một quyết định đơn giản như thay đổi thiết kế đèn pha hay ba-đờ-sốc của một mẫu xe nào đó.
Các quan chức Nhà Trắng đang cố kiếm ban lãnh đạo mới để cùng với Whitacre, người chưa từng có kinh nghiệm về công nghiệp ôtô, tạo nên tầm nhìn mới cho Henderson vị Giám đốc điều hành mà Bộ Tài chính bổ nhiệm vào tháng 3 vừa qua.
Henderson phải chứng minh được ông có thể biến GM trở nên gọn nhẹ và linh hoạt. Bộ Tài chính quyết định bổ nhiệm luôn, mà không trả qua thời kỳ "Quyền giám đốc điều hành". Quyết định này thể hiện một phần quan điểm dứt khoát của chính quyền Tổng thống Obama là muốn GM thay đổi nhanh chóng chứ không ì ạch như dưới thời Rick Wagoner.
Trong lịch sử, nhóm lãnh đạo cấp cao GM có khoảng 100 người, gặp nhau định kỳ mỗi năm 4 lần. Kể từ khi nhậm chức ngày 30/3, Henderson giảm số cuộc họp xuống còn 3 và yêu cầu giảm thiểu các thủ tục để quyết định được đưa ra sớm nhất.
Thay đổi văn hóa công ty sẽ thay đổi căn bản cách nhìn nhận về sản phẩm. Giúp GM có thể có những mẫu xe phù hợp hơn với người tiêu dùng. Khắc phục điểm yếu, tăng cường lợi thế. Có như thế mới cạnh tranh được với đối thủ, đặc biệt là các hãng xe Nhật, vốn luôn luôn làm mới mình bằng cách tối ưu hóa hệ thống quản trị, cả về nhân sự lẫn chất lượng.
"Điều này thực sự không phức tạp. Chúng tôi hy vọng và tin nó sẽ trở thành hiện thực", Rattner nói.
Trọng Nghiệp (theo NYTimes)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet