Nội dung
1. Thông tin và nguồn gốc về cá sấu hỏa tiễn

Cá sấu hỏa tiễn là loại động vật ăn thịt, tên khoa học Lepisosteus osseus - thuộc loài Lepidosteiformes có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Chúng là loài cá rất phàm ăn, sống trong môi trường nước ngọt ở các con sông, hồ và đôi khi chúng còn xuất hiện ở môi trường nước lợ. Được biết, cá sấu hỏa tiễn đã xuất hiện cách đây hơn một trăm triệu năm về trước ở Châu Phi, Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Cá sấu hỏa tiễn - đặc điểm nhận dạng tập tính và môi trường sống

Theo các nhà nghiên cứu, cá sấu hỏa tiễn có tuổi thọ từ 15 đến 20 năm. Chúng thuộc thuộc ngành động vật có dây sống, lớp cá vây tia, bộ cá láng và nằm trong họ mõm dài, đã tiến hóa ở một cấp độ cao hơn so với tổ tiên của chúng.

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập vào từ những năm 2000, được nhiều người nuôi cá cảnh ưa thích. Các tên gọi khác của loài cá này như: Cá mỏ vịt, cá sấu mõm dài, cá Phúc lộc thọ, cá nhái đốm...

2. Đặc điểm nhận dạng cá sấu hỏa tiễn

Cá sấu hỏa tiễn có hình dạng khá dễ nhận biết. Trung bình cá sấu hỏa tiễn có cân nặng từ khoảng 5-7 kg với kích thước phổ biến là 112 – 150 cm.

Cá sấu hỏa tiễn - đặc điểm nhận dạng tập tính và môi trường sống

Hình dạng gây chú ý nhất chính là phần đầu thuôn dài, hơi nhọn, mũi dài, mõm dài và hẹp. Phần mõm dài gấp đôi phần đầu của chúng. Phần hàm chắc khỏe, có nhiều răng sắc nhọn được kết cấu theo kiểu răng kép và hàm trên có độ sắc bén hơn, khiến chúng trở thành kẻ săn mồi phục kích đáng gờm ở các sông, vịnh và hồ.

Cá sấu hỏa tiễn - đặc điểm nhận dạng tập tính và môi trường sống

Phân thân của cá sấu hỏa tiễn hình trụ tròn giống với ngư lôi được bao phủ bằng lớp vảy có hình kim cương, ngoại trừ phần đầu. Mặt lưng có màu xanh rêu hoặc màu nâu. Bề mặt bụng màu trắng xám, trên thân, vây và đầu có có lốm đốm màu đen trải dài đến đuôi. Phần đuôi dẹt tương tự như loài cá quả hay cá lóc.

Màu da của chúng cũng có chút thay đổi tùy thuộc theo môi trường nước mà chúng sinh sống.

3. Tập tính của loài cá sấu hỏa tiễn

Cá sấu hỏa tiễn là một loài hoạt động chủ yếu vào ban đêm,hoạt động một cách thầm lặng và tương đối thụ động nhưng bản tính lại cực kỳ hung dữ. Chúng di chuyển rất chậm, săn mồi theo kiểu nằm bất động hoặc từ từ rình rập con mồi cho đến khi những con mồi nằm trong tầm với, chúng ngoạm hàm răng sắc nhọn kết liễu con mồi và xoay theo chiều miệng dài của chúng rồi nuốt chửng.

Cá sấu hỏa tiễn - đặc điểm nhận dạng tập tính và môi trường sống

4. Môi trường sống của cá sấu hỏa tiễn

Cá sấu hỏa tiễn thường sinh sống ở các hồ nước ngọt, nước lợ cho tới nước mặn, gần các khu vực ven biển, đầm lầy và các vùng nước chảy ngược của sông và suối. Chúng có thể hít thở cả không khí và nước, điều này cho phép chúng sống trong môi trường nước thiếu oxy.

Cá sấu hỏa tiễn - đặc điểm nhận dạng tập tính và môi trường sống

Những con cá sấu hỏa tiễn con thích ẩn náu và săn mồi ở vùng nước chảy, xung quanh có thảm thực vật, cây cối ngập nước để dễ dàng trú ngụ.

5. Cá sấu hỏa tiễn ăn gì

Cá sấu hỏa tiễn thích ăn những loài cá nhỏ và đôi khi là côn trùng và động vật giáp xác nhỏ. Tuy nhiên chúng có tập tính hung dữ, sinh trưởng nhanh và rất phàm ăn nên nếu người chăn nuôi muốn nuôi loại cá này thì không nên nuôi chung chúng với những loài cá nhỏ khác, tránh tình trạng chúng sẽ ăn thịt những loài cá khác.

Cá sấu hỏa tiễn - đặc điểm nhận dạng tập tính và môi trường sống

Không nên thả cá sấu hỏa tiễn ra môi trường tự nhiên

Theo các chuyên gia, tuyệt đối không được phóng sinh hay thả cá sấu hỏa tiễn ra môi trường ao hồ hay sông ngòi. Đây là loài cá khỏe mạnh, sức sống dai, phàm ăn. Chúng có thể tàn phá hệ sinh thái môi trường tự nhiên, làm mất cân bằng giữa các loài thủy sinh, ăn hết cá nhỏ và sinh vật khác. Cá sấu hỏa tiễn có thể dài tới 2m khi được sống ở sông ngòi, nơi có diện tích rộng.

6. Cá sấu hỏa tiễn sinh sản thế nào

Mùa giao phối của loài cá mỏ vịt này thường vào mùa xuân hàng năm. Khi đó, những con cá sấu hỏa tiễn trưởng thành thực hiện những cuộc di cư ngắn từ sông, hồ chứa tới những con suối nhỏ, dòng nước trong để đẻ trứng. Số lượng trứng mỗi lần đẻ là rất lớn có thể đẻ được khoảng 150.000 trứng cho mỗi lần đẻ với trứng màu đỏ tươi.

7. Cá sấu hỏa tiễn có nguy hiểm không?

Mặc dù sở hữu hình thù khiến người ta ghê rợn với hàm răng sắc nhọn, kích thước lớn và khá nguy hiểm trong môi trường nước nhưng theo các chuyên gia thì chưa có tài liệu nào cho thấy sấu hỏa tiễn tấn công trực tiếp con người.

8. Thịt cá sấu hỏa tiễn ăn được không?

Hiện nay, cá sấu cũng đã được nuôi thương phẩm và có sự quản lý chặt chẽ để không làm ảnh hưởng tới sự cân bằng hệ sinh thái.

Cá sấu hỏa tiễn - đặc điểm nhận dạng tập tính và môi trường sống

Thịt của cá sấu hỏa tiễn có thể ăn được, ăn khá ngon, thịt thơm. Tuy nhiên phần sơ chế hơi khó khăn trong công đoạn lọc bỏ da của chúng vì da rất dày và cứng.

Đặc biệt chú ý, phần trứng của cá sấu hỏa tiễn và phần thịt quanh trứng tuyệt đối không được ăn vì chúng chứa chất độc Ichthyotoxin. Đây là một chất gây độc trên hệ tiêu hóa (gây buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy), hệ thần kinh (đau đầu, vã mồ hôi, chóng mặt, ù tai, co giật) và tim mạch (loạn nhịp tim, tụt huyết áp).

Khi chế biến nên loại bỏ hết phần nội tạng và phần trứng nếu có rồi rửa sạch. Các món ăn chế biến từ cá sấu hỏa tiễn như lẩu, rang muối, nướng,...

9. Cách nuôi cá sấu hỏa tiễn

Vì cá sấu hỏa tiễn có kích thước cũng tương đối lớn nên người nuôi cần chuẩn bị bể nuôi có chiều dài từ 2m, đặt nơi có ánh sáng yếu và trong bể nuôi nên có chỗ trú ngụ cho chúng.

Cá sấu hỏa tiễn - đặc điểm nhận dạng tập tính và môi trường sống

Chúng có tập tính sống bầy đàn, bởi vậy nên thả từ 2 con trở lên và thường xuyên thay và vệ sinh nước để chúng có môi trường sống tốt nhất.

Đặc biệt, bể hay hồ nuôi cá sấu hỏa tiễn cần phải có nắp đậy xuống mặt hồ khoảng 10 – 20 cm, bời chúng rất thích nhảy lên mặt nước để đớp bóng.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Tổ ấm của ca sĩ Trọng Tấn

"Trên tường về nhà, phải đi qua một cái cổng làng to đùng ở đầu Kim Giang, mình có cảm giác như đang sống trong một miền quê yên tĩnh", Trọng Tấn tâm sự, thể hiện rõ tuýp người hoài cổ, thích sự giản đơn, mộc mạc.

Xem thêm  

Tổ ấm của ‘chuồn chuồn ớt’ Ngọc Khuê

Nằm trong con ngõ nhỏ trên đường Nguyễn Sơn (Gia Lâm, Hà Nội), tổ ấm của ca sĩ Ngọc Khuê xinh xắn và rất "xì-tin" với nhiều loại hoa, gấu bông, bướm, chuồn chuồn trang trí. Toàn bộ không gian nội thất đều do người anh họ thiết kế.

Xem thêm  

Tổ ấm của một doanh nhân

Gia đình gồm 4 thành viên, cha mẹ và hai con trai. Họ muốn ngôi nhà đáp ứng các yêu cầu của cuộc sống hiện đại như tiện nghi, thoáng mát... Chủ nhà là một doanh nhân, nên cần không gian thư giãn trong nhà sau những giờ làm việc căng thẳng.

Xem thêm  

Nhà phố ở Canada

Căn nhà này của một gia đình trẻ, chỉ có hai người sinh sống. Chủ nhà, những người từng gắn bó với nơi này hơn 30 năm, đã quyết định không chuyển đi nơi khác mà xây dựng một ngôi nhà mới, xinh xắn.

Xem thêm  

Ngôi nhà mở bên bờ hồ Tây

Nằm bên bờ Hồ Tây, thoạt nhìn, ngôi nhà có vẻ nhỏ nhắn và khiêm nhường với những đường nét đơn giản, hình khối mạch lạc. Thế nhưng, cũng như tính cách của chủ nhân, ngôi nhà có vẻ ngoài không nổi bật này lại có một không gian mở, luôn chào đón bè bạn.

Xem thêm  

Tư gia của cựu ca sĩ 98 Degrees

Chẳng bao lâu sau khi chia tay nữ diễn viên Jessica Simpson, mùa xuân năm 2006, cựu thành viên của ban nhạc 98 Degrees, Nick Lachey, đã quyết định quên đi nỗi buồn bằng cách tậu một căn nhà tại Bel Air (Los Angeles, bang California).

Xem thêm  

Penthouse của Britney Spears

Căn hộ penthouse 3 phòng ngủ tọa lạc tại tòa nhà Silk Building ở phía đông Greenwich (New York) là một trong vô số bất động sản của cô công chúa nhạc pop Britney Spears. Nhưng có vẻ như, cô nàng chẳng mấy khi đoái hoài đến nó.

Xem thêm  

Căn nhà lãng mạn của Demi Moore

Nằm ở vùng ngoại ô khu Beverly Hills nổi tiếng, căn nhà của cặp diễn viên Hollywood, Demi Moore và Ashton Kutcher, không hề "lệch lạc" như cách mọi người vẫn nói về sự khác biệt tuổi tác của họ.

Xem thêm