Cá Koi vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc và du nhập vào Nhật Bản từ những năm đầu của thế kỷ 19. Tên gọi ban đầu là cá chép Nishikigoi nghĩa là cá chép thổ cẩm hoặc cá chép nhiều màu sắc.
Hình ảnh cá Koi
Năm 1914, Nhật Bản lần đầu tiên cho triển lãm các giống cá chép Koi để tôn vinh hoàng tử Hirohito tại Tokyo. Đồng thời, hòn đảo Niigata chính thức được đổi tên thành Niigata Koi đánh dấu bước ngoặt cho sự phát triển của loài cá đặc biệt này.
Năm 1950, Nhật Bản đã cử những chuyên gia sang Hoa Kỳ nghiên cứu và học hỏi thêm các phương pháp lai tạo và nhân giống để giúp giống cá này được biết đến nhiều hơn. Cái tên “cá Koi” được công nhận và mua bán rộng rãi khắp trên toàn thế giới. Từ Koi theo tiếng Nhật là cá chép, đồng âm khác nghĩa với nó là tình yêu, yêu mến.
II. Đặc điểm và hình dạng của cá KoiCá chép Koi là dòng cá cảnh có kích thước tương đối lớn, chiều dài trung bình từ 80-100cm, cân nặng từ 6-8kg. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp nặng tới 10kg, chiều dài đến gần 2m. Nếu được chăm sóc trong điều kiện lý tưởng, tuổi thọ của chúng có thể kéo dài từ 25-40 năm.
Đầu cá Koi có kích thước tương đối nhỏ cùng phần miệng rộng, có 1 đôi râu ở 2 bên mép. Mắt chúng có kích thước to vừa phải và không bao giờ nhắm.
Phần thân cá tương đối tròn, thuôn dài và thu nhỏ ở phần đuôi. Phần lưng và gần mang có những vây tia mềm giúp chúng bơi lội một cách uyển chuyển. Đuôi cá thường ngắn, chia đôi ở thùy giữa, chỉ có một màu và không có hoa văn.
III. Tập tính, khả năng sinh trưởng của cá Koi1. Tập tính thay đổi theo môi trường sống
Cá Koi là giống cá hiền lành, tương đối dễ nuôi. Tuy nhiên, việc chăm sóc cần hết sức tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Màu sắc và hình dạng của giống cá này phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thời tiết và môi trường xung quanh. Nếu cá có màu sắc quá hỗn tạp, bị lem hoặc dị tật sẽ bị mất giá trị kinh tế.
2. Tập tính ăn uống
Đây là loại cá ăn tạp và khá phàm ăn nhưng thức ăn cho chúng cũng phải đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, không nên cho cá Koi ăn quá nhiều, thức ăn phải rõ nguồn gốc để tránh ảnh hưởng đến hình dáng và màu sắc của cá sau này.
3. Tập tính sinh sản
Cá Koi khi được sống trong hồ nước nhân tạo, sau khi đã quen và thuần thục trong khoảng 1 năm thì sẽ bắt đầu để trứng. Mùa sinh sản của cá chép Koi là vào mùa xuân và mùa thu. Cá thường đẻ vào thời điểm thời tiết mát mẻ, dễ chịu và nhiệt độ nước hồ không quá cao, thường vào khoảng 4-5 sáng.
Tập tính sinh sản thường là theo nhóm, 1 con cá cái và 2-3 con cá đực bơi sát kèm theo. Con cái từ 2-3 năm tuổi có thể đẻ khoảng 150-200 ngàn trứng mỗi lần. Trứng cá sẽ dính lên các giá thể: lục bình, bèo hoặc giá thể nhân tạo người nuôi đưa vào. Cá cái kết thúc quá trình đẻ trứng thì cá đực sẽ bơi ngay sau và thụ tinh lên trứng. Trong suốt thời gian chờ trứng nở, cần đảm bảo các giá thể và nước trong hồ (bể) cá được giữ trong sạch, nhiệt độ ở mức ổn định. Sau khoảng 26-48h ở nhiệt độ 28-30 độ C thì cá sẽ nở.
Cá Koi con
IV. Phân loại các dòng cá Koi1. Xét theo chủng loại
- Cá Koi chuẩn
Hình dạng của cá y hệt như dạng nguyên thủy trước khi lai tạo. Tuy nhiên chúng sở hữu nhiều màu sắc bắt mắt và rực rỡ.
- Cá Koi bướm
Chúng có đặc điểm về vây, vi và đuôi khác hơn so với cá nguyên thủy. Khi bơi nhìn chúng rất uyển chuyển và nhẹ nhàng như loài bướm. Koi bướm còn được gọi là cá chép rồng hoặc cá chép vây dài.
2. Xét theo màu sắc
- Dòng cá Koi đơn sắc
Chúng tương đối khác biệt và dễ nhận biết nhất trong các loài cùng giống khác vì chỉ sở hữu một màu sắc duy nhất trên mình, phổ biến nhất là các màu bạch kim, vàng kim, vàng cam.
- Dòng cá Koi nhị sắc
Đặc trưng với 2 màu chủ đạo trên thân mình mà không có sự pha trộn nào khác, phổ biến nhất Utsuri, Bekko và Kohaku.
- Dòng cá Koi tam sắc
Nổi bật nhất trong dòng cá này là Taisho Sanke và Showa Sanshoku. Đặc trưng của 2 dòng này là sự kết hợp giữa ba màu sắc: đen, trắng và đỏ.
- Dòng cá Koi ngũ sắc
Đặc trưng là có tới năm màu sắc đan xen gồm trắng, đỏ, đen, xanh, xám. Tổng thể màu sắc hài hoà, kết hợp lại với nhau tạo nên bố cục hết sắc ấn tượng và đẹp mắt.
V. Những giống cá Koi được ưa chuộng trên thị trường hiện nay1. Cá Koi Kohaku
Là giống cá Koi dễ nhận diện nhất với thân mình trắng và những khoang màu đỏ chiếm 50-70% diện tích bề mặt da cá. Những người sành chơi cá cảnh đánh giá khoang đỏ trên thân càng lớn, màu sắc càng tươi thì càng đắt giá và được yêu thích.
2. Cá Koi Tancho
Là giống cá Koi có chấm tròn màu đỏ nằm chính giữa trung tâm phần đầu khiến người ta có thể liên tưởng ngay đến quốc kỳ của Nhật Bản. Có 3 Tancho: Tancho Kohaku, Tancho Sanke, Tancho Showa.
- Tancho Kohaku: Toàn bộ là màu trắng muốt, chỉ có duy nhất một chấm màu đỏ lớn ở trên đầu.
- Tancho Sanke: Ngoài chấm đỏ trên đầu còn có sự xuất hiện của những chấm đen nhỏ trên nền trắng tại phần lưng của cá. Một điểm cần lưu ý là phần đầu không có hoặc chỉ có chấm đen rất nhỏ chờm lên chấm đỏ.
- Tancho Showa: Cả phần đầu và phần thân đều xuất hiện vệt đen lớn, màu trắng ít hơn. Riêng phần đầu lúc nào cũng xuất hiện đốm đen, thậm chí còn chờm lên cả chấm đỏ. Một đặc điểm nữa là vây của Tancho Showa phần lớn là màu đen, còn Tancho Kohaku và Tancho Sanke có vây màu trắng.
3. Cá Koi Taisho Sanke
Là giống cá được lai tạo và phát triển từ Kohaku. Chính vì vậy, đặc điểm chính trên cơ thể vẫn là thân mình trắng và những khoang đỏ nhưng pha trộn thêm 1 chút màu đen. Giá trị của cá Koi Sanke được đánh giá dựa vào độ sạch và sáng của shiroji (màu trắng trên thân cá).
4. Cá Koi Showa Sanshoku (Showa)
Là một giống cá nữa được phát triển từ Kohaku. Tuy nhiên, trên cơ thể của loài cá này, màu đen chiếm đa số và sẽ được lan rộng trên phần đầu của cá. Đây chính là một trong những đặc điểm giúp bạn có thể phân biệt được dễ dàng loài cá Koi Showa và Sanke.
5. Cá Koi Goromo
Giống cá Koi này nổi bật là đường nét hoa văn trên thân nền màu trắng tuyết hoặc trắng sữa. Những mảng màu đỏ trên thân cá là màu đỏ thẫm, đỏ đậm. Đường viền xung quanh các mảng màu đỏ có thể là xanh Indigo hoặc đen.
Tiêu chí đánh giá Koi Goromo đẹp là màu da nền phải trắng và sáng (không được trắng nhạt hoặc pha vàng). Chúng sẽ có giá cao hơn nếu phần dầu ít mảng màu hoặc sạch sẽ không tì vết.
6. Cá Koi Shiro Utsuri
Là dòng cá Koi truyền thống và lâu đời, có đặc trưng thân mình màu trắng đen như những bức tranh thủy mặc. Có 2 giống Koi Shiro Utsuri cơ bản là:
- Ginrin Shiro Utsuri: Toàn bộ vảy cá óng ánh bạc kim, các mảng màu đen trắng xen kẽ cân đối.
- Shiro Utsuri Doitsu: Thân cá là da trơn, không có vảy.
7. Cá Koi Hikari Utsuri
Loại cá này là một nhánh nhỏ của giống Koi Utsuri và có đặc trưng lớp vảy óng ánh. Phân biệt Hikari Utsuri theo từng dòng Utsuri và màu sắc của chúng. Hikari Shiro Utsuri có màu trắng đen là phổ biến nhất. Tiếp đến là Hi Utsuri có màu đỏ và cuối cùng là Ki Utsuri có màu vàng là hiếm nhất.
8. Cá Koi Bekko
Giống cá này có vẩy đục, không có ánh kim và là dòng cá được kết hợp từ ba màu cơ bản đó là đỏ, vàng, trắng với những vệt đen. Loại cá Koi này có những đặc điểm của cá chép là mắt to, mình trong, quan sát được cả phần mũi và sợi râu dưới miệng cá. Phần vai và bụng có xu hướng bầu và tròn hơn so với cá Koi thường.
Có 3 loại màu sắc: trắng - đen (Shiro Bekko), đỏ - đen (Aka Bekko) và vàng - đen (Ki Bekko)
9. Cá Koi Karashi
Đây là loại cá Koi rất được ưa chuộng, có da trơn. Màu sắc cá từ màu vàng nhạt đến vàng đậm toàn thân, rất đẹp và tươi tắn.
10. Cá Koi Benigoi
Giống cá này toàn thân có màu đỏ đậm rực rỡ, vảy cá óng ánh màu đỏ rất đẹp, vây và ngực cũng màu đỏ, ngực không có chút màu trắng nào, hình dáng thân cá mập hoàn hảo, thuôn dài, đầu cá hơi gù, phần đầu và vai to rộng.
11. Cá Koi Chagoi
Giống cá Koi Chagoi có màu đơn sắc, không có ánh kim loại. Phần vây ngực, vây lưng, đuôi cá khá dày, cứng, cặp râu dài cứng. Chúng được chia làm 3 loại: Chagoi nâu, Chagoi lục nhạt (Midorigoi), Chagoi xanh dương xám (Soragoi).
12. Cá Koi Hikari Muji (Mono)
Là giống Koi có duy nhất 1 màu trên thân và có ánh kim loại đặc trưng.
Phổ biến có dòng cá Koi Ogon. Chúng có phổ màu từ trắng (Platinum Ogon), đen (Nezu Ogon), vàng (Yamabuki Ogon), đỏ (Hi Ogon), cam (Orenji Ogon) và xám bạc (Mukashi Ogon).
13. Cá Koi Asagi
Phần lưng cá nổi bật với những lớp vảy hình quả trám kết mạng dày và đều màu xanh bạc rất nổi bật trên nền trắng; đầu cá sẽ là màu trắng sáng thuần khiết; vây cá, bụng cá, 2 bên hông và phần 2 bên má thậm chí lan cả ra mép miệng sẽ được điểm xuyết thêm màu đỏ, màu vàng, vàng nhạt hoặc màu kem (mỗi con muôn màu muôn vẻ).
Asagi được chia thành 4 loại dựa vào đặc điểm của lớp vảy trên lưng lần lượt là: Konjo Asagi, Narumi Asagi, Mizo Asagi và Ginrin Asagi.
14. Cá Koi Shusui
Là loại cá thế hệ sau được lai tạo từ giống Koi Asagi nên được thừa hưởng những vẻ đẹp của giống cá này nhưng có điều chúng là nhóm da trơn, ranh giới các vệt màu rất rõ nét, màu sắc hình dáng rất đặc trưng với mảng vằn đối xứng xếp dọc lưng đến đuôi đều, dày và bóng đẹp nổi bật, màu cam đỏ hoặc đỏ 2 bên hông bụng cũng được kéo dài đến tận đuôi.
15. Cá Koi Goshiki
Đây là dòng cá được tạo ra bởi quá trình kết hợp của 2 giống Koi là Kohaku và Asagi. Cá Koi Goshiki dễ nhận ra bởi vảy trắng nền đen kết hợp với những dải màu đỏ đặc trưng. Nếu thả cá Koi Goshiki vào nước lạnh thì màu của nó sẽ tối hơn so với bình thường.
16. Cá Koi Ginrin
Ginrin để chỉ nhóm cá Koi có vảy kim cương trên toàn bộ cơ thể, khác với vảy kim loại và bạch kim, được phản chiếu và tỏa sáng dưới ánh sáng một cách lấp lánh. Loại cá này có thân hình tròn lẳn, thon gọn dần về phía đuôi. phần đầu hơi gù, miệng lớn, hai sợi râu của cá to và dài hơn so với các loại cá chép thông thường.
17. Cá Koi Hikarimoyo
Là giống cá có lớp vảy kim loại và da ánh kim đẹp, óng ánh. Mỗi con sẽ có hai, ba hoặc nhiều màu sắc. Hoa văn trên thân cá là hoàn toàn ngẫu nhiên, một số được cho là hiếm hoặc kỳ lạ được thổi giá lên khá cao. Một số dòng đã xuất hiện tại Việt Nam là:
- Hariwake: hoa văn có màu cam hoặc vàng
- Yamato Nishiki: hoa văn có màu đỏ và đốm đen
- Kujaku: nền bạch kim với hình chữ nhật trên vảy. Hoa văn có màu cam hoặc đỏ
- Kikusui: có hoa văn màu đỏ, thuộc dòng Doitsu (không có vảy)
VI. Giá cá Koi hiện nay là bao nhiêu?Cá Koi hiện nay được định giá dựa trên chiều dài thân, vẻ đẹp và màu sắc. Cá càng to dài, càng đẹp mắt thì giá trị càng cao. Bạn có thể tham khảo giá mua bán cá Koi trên thị trường hiện nay:
1. Giá cá Koi thuần chủng nhập khẩu
- Cá dài từ 10-15cm có nguồn gốc đã được sàng lọc tỷ lệ 1.000 con đẹp/10.000 con: Giá bán khoảng 500 nghìn - 1 triệu đồng.
- Cá dài từ 15-20cm được sàng lọc theo tỷ lệ 500 con đẹp/10.000 con: Giá bán khoảng từ 1-15 triệu đồng tùy loại.
- Cá dài từ 21-35cm được sàng lọc theo tỷ lệ 300 con đẹp/10.000 con: Giá bán khoảng từ 2-20 triệu đồng tùy loại.
- Cá dài từ 40-55cm được sàng lọc theo tỷ lệ 200 con đẹp/10.000 con: Giá bán khoảng từ 5-40 triệu đồng tùy loại.
- Cá dài từ 60-75cm được sàng lọc theo tỷ lệ 150 con đẹp/10.000 con: Giá bán khoảng từ 40-200 triệu đồng tùy loại.
- Cá dài từ 75-90cm được sàng lọc theo tỷ lệ 100 con đẹp/10.000 con: Giá bán khoảng từ 100-300 triệu đồng tùy loại.
- Cá dài từ 85-105cm được sàng lọc theo tỷ lệ 50 con đẹp/10.000 con: Giá bán khoảng từ 200-400 triệu đồng tùy loại.
- Cá dài từ 105cm trở lên được sàng lọc theo tỷ lệ từ 1-10 con đẹp/10.000 con: Giá bán khoảng từ 300 triệu - 1 tỷ đồng tùy loại.
- Cá biệt có một số cá Koi chất lượng cực cao, hiếm có giá trị có thể lên đến vài tỷ một con là chuyện bình thường.
2. Giá cá Koi lai F1
- Cá dài dưới 15cm: Giá bán khoảng từ 50-100 nghìn đồng tùy loại.
- Cá dài từ 15-20cm: Giá bán khoảng từ 150-250 nghìn đồng tùy loại.
- Cá dài từ 20-25cm: Giá bán khoảng từ 200-350 nghìn đồng tùy loại.
- Cá dài từ 25-30cm: Giá bán khoảng từ 300-400 nghìn đồng tùy loại.
- Cá dài từ 30-35cm: Giá bán khoảng từ 400-550 nghìn đồng tùy loại.
- Cá dài từ 35-40cm: Giá bán khoảng từ 550-700 nghìn đồng tùy loại.
- Cá dài từ 40-45cm: Giá bán khoảng từ 600-850 nghìn đồng tùy loại.
- Cá dài trên 45cm: Giá bán từ 950 nghìn đồng tùy loại.
3. Giá cá Koi thuần Việt
- Cá dài từ 15-20cm: Giá bán khoảng 30-60 nghìn đồng tùy loại.
- Cá dài từ 20-25cm: Giá bán khoảng 60-90 nghìn đồng tùy loại.
- Cá dài từ 25-30cm: Giá bán khoảng 90-120 nghìn đồng tùy loại.
- Cá dài từ 30-35cm: Giá bán khoảng 120-140 nghìn đồng tùy loại.
- Cá dài từ 35-40cm: Giá bán khoảng 140-160 nghìn đồng tùy loại.
- Cá dài từ 40-45cm: Giá bán khoảng 160-300 nghìn đồng tùy loại.
4. Giá cá Koi mini
Đây là loại cá phù hợp cho những người mới chơi hoặc tập chơi cá cảnh. Giá bán của cá Koi mini phụ thuộc chủ yếu vào kích thước:
- Cá dài dưới 10cm: Giá bán từ 600 nghìn đồng/kg tùy loại.
- Cá dài từ 10-15cm: Giá bán từ 700 nghìn đồng/kg tùy loại.
- Cá dài từ 15-18cm: Giá bán khoảng 1 triệu đồng/kg tùy loại.
VII. Phân biệt cá Koi Nhật thuần chủng và cá Koi lai1. Đặc điểm về màu sắc
Màu sắc cá Koi Nhật thuần chủng luôn đậm và sắc nét: đỏ chót hoặc đen như mực. Các dòng Koi lai chỉ có màu đỏ cam hoặc cam.
Nhìn từ trên xuống, các mảng màu của Koi thuần chủng thường khá lớn và lan đều ra bên hông. Giữa các mảng màu có biên giới rõ ràng, không bị lờ mờ, lem hay nhạt.
Tuy vậy, một số dòng Koi lai F1 nếu được nuôi trong điều kiện thuận lợi thì cũng có thể đạt màu sắc tươi tắn gần tương đồng với giống thuần chủng.
2. Đặc điểm phần đầu cá
Koi Nhật thuần chủng có đầu hơi gù, mắt to và lanh lợi. Phần râu cá dài và cứng cáp. Koi lai có đầu nhỏ hơn, râu nhỏ và ngắn hơn.
3. Đặc điểm thân mình
Chiều dài Koi thuần chủng có thể đạt tới hơn 1m. Cá Koi lai thì chiều dài thường ko quá 80cm.
Vây trên thân giống Koi Nhật đa phần sẽ rất dày và đục (ít cho ánh sáng xuyên qua). Còn các dòng Koi lai thì vây cá sẽ nhỏ hơn và trong suốt.
Vẩy cá Koi Nhật sẽ lớn hơn cá chép thường và cá dòng cá lai.
Hông cá Koi Nhật có ngắn hơn các đời con lai.
4. Tập tính sinh hoạt
Cá Koi Nhật chính hiệu thường thông minh và dạn người hơn, sức sống có phần tốt hơn Koi lai thông thường.
5. Giấy chứng nhận
Koi thuần chủng bao giờ cũng có các giấy chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ, tình trạng sức khỏe…
VIII. Các tiêu chí để lựa chọn cá Koi đẹp1. Dựa vào nguồn gốc
- Cá Koi nhập khẩu: chủ yếu từ Nhật Bản và Trung Quốc. Là các giống thuần chủng, nguyên gốc và có giá trị thẩm mĩ cao.
- Cá Koi lai F1: được lai tạo từ các giống thuần chủng nhập khẩu nhưng sinh sống tại Việt Nam. Giá trị gần tương đương với cá Koi nhập khẩu.
- Cá Koi thuần Việt: sinh ra tại Việt Nam và bố mẹ đều là dòng F1.
2. Dựa vào màu sắc
Màu sắc trên thân, vây, vảy cá phải rõ ràng, sắc màu tươi tắn. Các vệt màu gọn gàng, không bị loang hoặc lem lẫn với các vệt màu khác.
Những giống cá có màu sắc mờ nhạt, xỉn màu thì không nên chọn. Đây có thể là cá có sức khỏe yếu. Hoặc nếu màu sắc không gọn gàng thì khả năng cao sẽ không phải là giống cá thuần chủng, mà chỉ ở loại F1 hoặc cá thuần Việt.
3. Dựa vào sức khỏe của cá
Cá phải khỏe mạnh, mắt tinh anh, phản ứng nhanh, bơi tốt và uyển chuyển. Cá ăn uống tích cực, đớp mồi tốt thì chứng tỏ cá có khả năng phát triển tốt.
Cá phải không có biểu hiện bệnh hoặc mầm bệnh. Việc mua cá bệnh về có thể lây lan ra những con cá khác.
4. Dựa vào đặc điểm thân hình
Thân hình cá phải đối xứng hài hòa, bề mặt cơ thể mịn màng, trông tự nhiên. Đầu cá hơi gù, vây cá cân cân đối và cá không được có dị tật hay các vết xước.
Khi chia cả theo tỷ lệ 4 phần như trên, tỷ lệ giữa A và D là quan trọng nhất. Nếu thân hình cá ở 2 điểm này càng chênh lệch lớn thì sau này cá lớn lên phần đuôi cá sẽ mỏng và phần vai cá sẽ nở rộng khiến chúng không được cân đối. Còn nếu vai cá ở điểm A rộng nhưng phần đuôi ở điểm D dày thì khi lớn lên sẽ rất cân đối và tạo ra vẻ đẹp cân xứng khi nuôi cá dưới hồ.
IX. Cách nuôi và chăm sóc cá Koi tốt nhất1. Nhiệt độ nuôi cá
- Nhiệt độ tốt nhất để nuôi cá Koi nên từ 20-5 độ C. Nếu nhiệt độ quá cao sẽ khiến cá dễ bị chết, còn nhiệt độ quá thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển và sinh sản.
- Không được thay đổi nhiệt độ của hồ nước đột ngột vì sẽ khiến cá chết. Ngoài ra khi mùa đông trời lạnh hơn và mùa hè trời nóng hơn thì bạn cần duy trì ổn định nhiệt độ trong hồ nuôi.
2. Điều kiện hồ nuôi cá
- Duy trì độ pH trong hồ nuôi ở mức 7-7,5 là hợp lý để tránh tăng độ cứng của nước. Độ cứng càng cao sẽ khiến oxy bị ngưng đọng trên bề mặt hồ nuôi và khiến cá dễ bị chết do thiếu oxy trong nước.
- Không nên trồng cây thủy sinh trong hồ nuôi cá Koi bởi chúng sẽ ăn mất và đào thải thức ăn sẽ gây ra ô nhiễm cho nguồn nước.
- Cá Koi cần nhiều oxy để hô hấp cho nên bạn phải lắp đặt thiết bị bơm sục khí để duy trì oxy cho chúng. Hệ thống lọc như lá phổi của con người, giúp làm sạch không khí và cải thiện chất lượng nước trong hồ nuôi.
- Hồ nuôi cá cần có diện tích đủ rộng, chiều sâu tối thiểu từ 1,2-1,8m; diện tích tốt nhất trong khoảng 2-3m vuông. Ngoài ra hồ nuôi cá cần được xây dựng tại vị trí có thể hài hòa với thời tiết 4 mùa.
- Vào mùa đông, cần che chắn hồ nước để không làm giảm nhiệt độ. Giữ sạch hồ nước và giảm lượng thức ăn cho cá ăn hàng ngày. Còn vào mùa xuân hạ, cá Koi sẽ phát triển tốt nhất nên cần thay đổi lượng thức ăn và thay nước trong hồ.
Hồ cá Koi đẹp
3. Kỹ thuật đưa cá Koi vào hồ nuôi
- Trước khi cho cá Koi vào hồ nuôi mới, bạn cần để bao chứa cá ở trong hồ khoảng 15 phút để cá quen với nhiệt độ, sau đó mới mở miệng bao để thả cá. Làm như vậy sẽ giúp cá Koi không bị sốc khi tiếp xúc với môi trường nước hồ.
- Thả cá Koi xuống hồ cần phải nhẹ nhàng, không được làm cá bị xây xát. Không nên di chuyển cá quá nhiều để hạn chế bị nhiễm bệnh sau khi thả. Bạn nên thả cá Koi vào buổi sáng hoặc khi trời mát, tránh thả vào khi trời nóng.
- Hồ nuôi mới xây xong cần ngâm nước và xả lại khoảng 2-3 lần, sau đó mới thả cá Koi vào để nuôi.
- Nên dùng WUNMID liều 100g/200m3 nước để sát trùng nước trong hồ nuôi trước khi tiến hành thả cá, sau đó lắp đặt hệ thống bơm lọc khí. Sau khoảng 24 giờ, bạn có thể thả cá Koi vào bể để nuôi như bình thường.
4. Thức ăn cho cá Koi
- Thức ăn phổ biến cho cá Koi có thể là vụn bánh mì, một số loại rau và tôm sò đã được sơ chế và xử lý. Tuyệt đối không cho cá Koi ăn thực phẩm bị mốc và không còn tươi ngon, đặc biệt không cho cá ăn côn trùng, ấu trùng,...
- Nên cho cá Koi ăn những thực phẩm có chứa propolis, vitamin và spirulina nhằm tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa một số bệnh có thể gặp.
- Nên cho cá Koi ăn vài tiếng một lần, mỗi lần một chút thức ăn. Ban ngày cho ăn từ 6-11h, buổi chiều từ 14-18h, tuyệt đối không cho cá ăn vào ban đêm.
X. Ý nghĩa cá Koi trong đời sống và văn hóa1. Ý nghĩa biểu trưng của cá Koi trong văn hóa các quốc gia
Cá Koi là ngọn lửa lan truyền nghị lực cho cuộc sống đến với mỗi người (xuất phát từ điển tích cá vượt vũ môn hóa rồng). Ngoài ra còn là biểu tượng cho sự dũng cảm, kiên cường dám thực hiện ước mơ.
Cá Koi Nhật Bản đẹp rực rỡ, cuốn hút nên được người dân ở đây coi là loài cá của quốc gia và gọi là cá thần. Chúng tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc.
Ở Trung Quốc, cá Koi ngày càng được yêu thích, được biết đến như loài cá may mắn, cá phong thủy, vua của cá cảnh. Ngày xưa, loại cá này thường được nuôi trong ao của các đền chùa với ý nghĩa tốt lành. Hiện nay, những nhà có điều kiện hoặc các doanh nghiệp vẫn giữ phong tục mua cá Koi trong lễ hội mùa xuân với mong muốn khởi đầu năm mới với nhiều thuận lợi.
2. Ý nghĩa phong thủy của cá Koi
Trong phong thủy học khí vượng hơn thủy, có khí sẽ sinh ra thủy, có thủy khí sẽ càng vượng hơn. Nếu trong nước có vật cát tường thì càng có khả năng vận hành phong thủy, giúp vượng khí quy tụ, không tán. Cá Koi được cho là vật cát tường, đá quý trong nước giúp hội tụ khí vượng, mang lại nhiều may mắn. Cá càng to thì tài lộc sẽ càng tràn đầy. Bên cạnh đó, cá Koi còn biểu tượng cho sự trường thọ, vững bền.
Ngoài ra, nếu nuôi 6 con cá Koi màu đen sẽ giúp gia chủ sinh tài bởi vì màu đen là đại diện cho hành Thủy, số 6 trong phong thủy là đại diện cho hành Kim mà Kim sinh Thủy, trong nước có vàng thì nguồn nước sẽ trở nên vô tận.
3. Ý nghĩa theo màu sắc
Với những người chơi cá Koi, từng màu sắc của cá mang lại một ý nghĩa khác nhau theo mong muốn của gia chủ:
- Cá Koi Kohaku (thân trắng khoang đỏ): Sự thành công, viên mãn trong sự nghiệp.
- Cá Koi Ogon (thân bạc): Tượng trưng cho “Mã đáo thành công”.
- Cá Koi Kumonryu (thân trắng khoang đen): Cuộc sống luôn biến động và thay đổi, bạn cần phải thích nghi tốt hơn.
- Cá Koi Kuchibeni (thân trắng viền đỏ quanh môi): Tượng trưng cho tình yêu trường tồn, vĩnh cửu.
- Cá Koi Yamabuki (thân trắng vàng): Tượng trưng cho tài lộc, phú quý và sự giàu sang.
XI. Các bệnh thường gặp ở cá Koi1. Cá Koi bị đỏ mình
Cá Koi xuất hiện hiện tượng đỏ mình, nấm trắng và tuột nhớt trên lớp da trơn thì nên tiến hành cách ly cá. Nguyên nhân của chứng bệnh này là do cá tiếp xúc với những loài cá mới mua về đã nhiễm bệnh từ trước đó.
Để xử lý nhanh tình trạng này, bạn nên cho thuốc tím vào nước đồng thời sử dụng thêm bình lọc khí oxy và thuốc Malachite green để nâng cao hiệu quả điều trị.
2. Cá Koi bị stress
Nguyên nhân là chủ nhân đã thả thêm rất nhiều loài cá cảnh khác vào trong hồ để nuôi chung. Mặc dù, hành động này sẽ khiến hồ cá trở nên bắt mắt và có hồn hơn nhưng số lượng cá cảnh trong hồ quá lớn sẽ khiến lượng oxy bị suy giảm, đồng thời, cá nhỏ có thể tấn công phần đuôi của cá Koi. Nếu không kịp thời phát hiện và tách riêng cá cảnh nhỏ sang bể khác sẽ khiến cá Koi bị stress và chết.
3. Cá Koi nhát người
Hiện tượng này rất thường xuyên xảy ra đối với những chú cá Koi mới đưa về nuôi trong gia đình. Trong thời gian đầu, bạn nên hạn chế tiếp xúc để chúng ổn định tâm lý. Đồng thời, bể cá cũng nên có nắp đậy hoặc xây thành cao để ngăn chặn nguy cơ cá nhảy khỏi bể.
Sau khoảng 5-7 ngày, bạn nên cho cá ăn theo khung giờ để hình thành thói quen. Việc cho ăn thường xuyên sẽ vô hình giúp sự thân thiết giữa người nuôi và cá được khăng khít hơn.
4. Cá Koi bị lồi mắt
Đây là căn bệnh thường xuyên xảy ra với các dòng cá chép. Nếu thấy mắt cá bị đục và yếu, bạn nên đưa cá sang một bể mới, đồng thời, dùng thuốc tím để điều trị.
Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này chính là nguồn nước không đảm bảo, chế độ vệ sinh, thay nước sai cách. Ngoài ra, nước nhiễm khuẩn có thể khiến cá mắc nhiều chứng bệnh khác như: mất màu, trùng mỏ neo, rận ở cá, xù vảy, nấm, xuất huyết,...
5. Cá Koi bị nấm trắng
Đây là một trong những biểu hiện thường gặp nhất, khi đó nấm trắng sẽ ăn các tế bào và dịch dưới da và dần sẽ làm cá chết, vì vậy cần xử lý bệnh kịp thời. Bệnh xuất hiện khi độ ẩm không khí cao, nhiệt độ môi trường thấp hoặc hồ cá bẩn khiến nấm trắng sinh trưởng và xâm nhập cá Koi. Trên da cá sẽ xuất hiện các đốm trắng sùi lên khiến chúng bơi lờ đờ và biếng ăn.
Khi thấy cá xuất hiện dấu hiệu của bệnh đốm trắng cần bắt cá ra bể riêng hoặc chậu rồi nhỏ xanh methylen (3- 5 giọt) hoặc dùng thuốc chuyên trị nấm có bán tại các cửa hàng cá cảnh. Bên cạnh đó, cần cho sủi khí nước bể cá và dùng sưởi tăng nhiệt độ (ở mức 30-32 độ C). Khi cá đã khỏi bệnh mới đưa trở lại bể cá lớn.
6. Cá Koi nằm im dưới đáy, co mình, nhảy khỏi mặt nước
Khi cá xuất hiện tượng này thì rất có thể chú cá Koi đã bị sán da và sán nang bám ký sinh trên cơ thể. Nếu không kịp thời xử lý thì tình trạng sức khỏe của cá sẽ ngày càng suy giảm và xuất hiện lở loét trên da.
Bạn nên đổ thuốc Paziwantel xuống hồ với tần suất 2 lần/ngày rồi kiên trì theo dõi khoảng 1 tuần, nếu không có gì thay đổi thì cá sẽ nhanh chóng phục hồi và bơi lội tung tăng trong hồ nước.
Hình ảnh cá Koi đẹp nhấtNguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet