Bạn có thể biến căn nhà của mình thành không gian sống xanh, thân thiện với môi trường bằng những "bí kíp" đơn giản dưới đây:
Tận dụng vật dụng tái chế
Chai nhựa, lốp xe, ấm trà, đôi ủng, dép đi mưa mòn đế, chiếc ghế bỏ đi, thùng phuy cũ hay thậm chí là kệ sách, tủ giày... nếu không dùng nữa, bạn không nên vội vứt đi. Bạn có thể tận dụng chúng để trồng hoa, rau, cây cảnh, vừa làm đẹp không gian, vừa hạn chế rác thải ra môi trường. Tốt nhất là bạn nên làm giàn treo nhiều tầng để nước tưới thừa từ giàn trên có thể rỏ xuống giàn dưới. Ngoài ra, bạn nên có một bể chứa ngoài trời để hứng nước mưa nhằm tiết kiệm nước khi tưới tiêu.
Những “phế phẩm” có thể làm đẹp cho không gian sống của bạn. |
Tăng cường dùng nguyên liệu thiên nhiên
Các vật dụng bằng nhựa không phải lúc nào cũng có thể được tận dụng lại nên hạn chế càng nhiều việc sử dụng chúng càng tốt, nhất là túi nhựa khi đi chợ, siêu thị. Bạn nên dùng túi có thể tái chế hoặc sử dụng giỏ dùng nhiều lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các vật dụng bằng gỗ thay vì nhựa hay inox, sắt cho các chi tiết trang trí trong nhà. Các bà nội trợ cũng nên hạn chế dùng chất tẩy rửa công nghiệp cho nhà bếp, thay vào đó là tận dụng những nguyên liệu thiên nhiên như: chanh, muối, giấm, nước vo gạo... để tẩy vết ố nhà bếp, vết gỉ xoong nồi...
Sử dụng năng lượng hiệu quả
Thay những bóng đèn trong nhà bằng những bóng compact có khả năng tiết kiệm năng lượng nhưng lại có thời gian chiếu sáng lâu hơn so với các bóng đèn sợi đốt thông thường. Hạn chế bật cùng lúc nhiều đèn, tắt các thiết bị điện ngay khi không dùng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên trang bị những thiết bị thân thiện với môi trường như bình nước nóng năng lượng mặt trời, nồi cơm điện, lò vi sóng... có thể giữ nóng thực phẩm khi đã tắt nguồn điện, tủ lạnh tiết kiệm điện năng; sử dụng quạt trần thay vì máy điều hòa để tiết kiệm điện.
Bạn có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì ánh sáng nhân tạo. |
Đừng lãng phí ánh sáng tự nhiên
Bạn đừng bao giờ mở hết đèn, cố gắng tận dụng ánh sáng tư nhiên rọi qua khung cửa tất cả các phòng. Một ngôi nhà thoáng, đủ sáng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa giúp bạn gần với thiên nhiên hơn. Phòng khách là nơi cần tân dụng ánh sáng tự nhiên triệt để bằng cách lắp các ô cửa kính đủ rộng, thoáng. Bạn nên dùng mành che dệt từ các sợi gai hoặc bằng tre, cho phép căn phòng của bạn tràn ngập ánh sáng, thoáng mát vào tất cả thời điểm trong ngày.
Sử dụng thiết bị tiết kiệm nước
Tiết kiệm nước là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ thân thiện với môi trường của mỗi gia đình. Ở Việt Nam, có đến 20% dân số không được tiếp cân nguồn nước sạch. Trong khi đó, thực tế, có nhiều hộ gia đình lại đang lãng phí nước sinh hoạt. Để hạn chế tình trạng này, ngoài việc tự ý thức hạn chế dùng nước khi không cần thiết (tắt ngay vòi khi rửa mặt, dùng vòi hoa sen để tắm…), tận dụng lại nước đã qua sử dụng (dùng nước rửa rau để tưới cây, dùng nước giặt quần áo để rửa sàn…) thì bạn nên chủ động sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước hiệu quả.
aerodyne ứng dụng công nghệ class five +, tiết kiệm 30% lượng nước tiêu chuẩn và có thiết kế kinh tế. |
Nhiều người chú trọng lắp vòi rumine, vòi sen tiết kiệm nước mà quên rằng bồn cầu đang "âm thầm ngốn" lượng nước lớn hàng ngày. Do đó, sử dụng thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước sẽ giúp bạn hạn chế lãng phí nước một cách chủ động, cụ thể là thiết bị ứng dụng công nghệ xả Class Five+. Công nghệ này được phát triển trong sản phẩm Aerodyne của Kohler, giúp tiết kiệm tới 30% lượng nước so với tiêu chuẩn công nghiệp.
Aerodyne chỉ sử dụng ba lít hoặc 4,8 lít một lần xả (trong khi đó loại bồn cầu được dùng phổ biến tại nước ta vẫn là từ 7-9 lít cho một lần xả). Như vậy, một ngôi nhà có 4 phòng tắm được lắp bồn cầu Aerodyne, trung bình hàng năm gia đình đó sẽ tiết kiệm được hơn 62.000 lít nước. Bên cạnh đó, sản phẩm vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ nhờ thiết kế tinh tế, sang trọng, mang đến những trải nghiệm sống đẳng cấp, tiện nghi cho người sử dụng.
Nam Sơn
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet