Tiến sĩ Nguyễn Bình – Cục Y tế Dự phòng và Môi trường chia sẻ trên báo Eva cho hay, những ngày chuyển mùa nhiệt độ tăng cao bất thường khiến cơ thể trẻ không thích nghi kịp. Đây cũng là thời điểm vi khuẩn, virus và nấm mốc gây bệnh sinh sôi mạnh trong khi trẻ có sức đề kháng kém dễ bị nhiễm bệnh.
Ngoài ra, thời tiết nóng khiến thức ăn không được bảo quản tốt dễ bị hư hỏng, ôi thiu, là nguyên nhân gây ra hàng loạt các bệnh lý về tiêu hóa cho trẻ như tiêu chảy, kiết lỵ v.v…
Nhìn chung, có các nhóm bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa mà các mẹ cần cảnh giác như sau:
(Ảnh minh họa, nguồn Internet)
Rôm sảy
Khi thời tiết trở nên nóng và ẩm ướt, các tuyến mồ hôi hoạt động nhiều, dễ gây nên tình trạng viêm các nang tuyến chân lông, khiến chúng lồi lên mặt da thành các bọc nước nhỏ, đỏ và ngứa ngáy.
Đề phòng bệnh khá đơn giản, bạn nên tắm rửa sạch cho bé bằng xà bông ngăn không cho vi khuẩn bám trên lỗ chân lông. Trường hợp nặng hơn, có thể bôi các loại kem chống viêm chứa corticoide như eumovate, dermovate,...
Sốt
Sốt là vấn đề phổ biến nhất vào thời điểm chớm hè, đặc biệt với trẻ nhỏ. Rất nhiều trẻ đang chơi bình thường bỗng nhiên lên cơn sốt, do đó cha mẹ cần chú ý tới việc bù nước và hạ sốt cho trẻ. Nếu không trẻ sẽ bị mất nước điện giải cùng với thân nhiệt cao sẽ dẫn tới các biến hứng như co giật, hôn mê… đe doạ đến tính mạng.
Ngộ độc thực phẩm
Thực phẩm có thể dễ dàng hư hỏng khi thời tiết nóng ẩm. Ngoài ra, thời điểm này đang là mùa sinh nở của ruồi, muỗi,… nên rất dễ lây lan các mầm bệnh qua đường tiêu hóa. Đặc biệt với trẻ nhỏ bởi không tự ý thức được vệ sinh thực phẩm nên rất dễ bị ngộ độc thực phẩm hơn mọi lứa tuổi khác.
(Ảnh minh họa, nguồn Internet)
Say nắng
Đây là hiện tượng do nhiệt độ và tia cực tím (tia tử ngoại) của mặt trời gây ra, tia tử ngoại có khả năng xuyên qua lớp sừng của da tới hạ bì gây cháy da (bỏng độ I) và say nắng, bên cạnh đó còn có tác hại trực tiếp lên gien, kéo theo các đột biến có đặc tính di truyền và làm gia tăng sự lão hóa, tạo điều kiện cho ung thư xuất hiện.
Tiêu chảy
Uống nước và ăn thực phẩm bị ô nhiễm hay không an toàn có thể gây tiêu chảy. Nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy có thể là vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả…) hoặc virus, nấm, kí sinh trùng đường ruột. Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.
Các bệnh lý về đường hô hấp
Thời điểm giao mùa, các mẹ cần hết sức lưu ý việc chăm sóc trẻ cũng như trang bị những hiểu biết cơ bản, về một số bệnh lý đường hô hấp phổ biến như: Viêm họng, viêm mũi cấp tính, viêm đường hô hấp trên, viêm tiểu phế quản hay Bệnh cúm A H1N1, H5N1 và Tay chân miệng,
Để chủ động phòng ngừa cho bé mẹ nên lưu ý những biểu hiện như: ho, hắt hơi, sổ mũi, mẹ cần đeo khẩu trang cho bé, dạy bé che miệng khi ho, tuyệt đối không khạc nhổ bừa bãi đồng thời đưa bé đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị.
Tổng hợp
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet