Hiện nay, số lượng mỹ phẩm giả được bày bán trên thế giới ngày càng tăng nhanh. Đó là những loại mỹ phẩm lấy tên giống hệt các hãng lớn, giống từ hình thức, bao bì, màu sắc đến cả dung lượng cũng làm y hệt. Dù là hàng ‘fake’ nhưng lượng tiêu thụ vẫn lớn bởi không ít chị em ham giá rẻ mà bỏ qua chất lượng và những ảnh hưởng tiêu cực của mỹ phẩm nhái đến sức khỏe cũng như làn da của mình.
Mỹ phẩm giả tràn làn cả ở các cửa hàng mỹ phẩm thiếu uy tín lẫn các gian hàng online.
Mới đây, một giáo viên cấp 2 có tên Mandy Lanham tại Sunderland chia sẻ khi cô nhìn thấy loại phấn nền ưa thích của mình được bán với giá chưa đầy một nửa giá cô đã từng mua trước kia trên Ebay, suýt chút nữa, cô đã mở hầu bao. Một giáo viên tới từ Đông Sussex đã chào bán mặt hàng này với giá chỉ 10 Bảng thay cho giá gốc gần 24 bảng.
“Vì thấy giá rẻ quá nên tôi lại thấy nghi ngờ”, Mandy nói. Sau khi kiểm tra kỹ những phản hồi của những khách hàng khác đối với người bán, cô đã quyết định mua một hộp phấn nền để dùng thử.
Ngay sau khi Mandy bôi thử phấn lên mặt, hậu quả lập tức xuất hiện. “Tôi cảm thấy dính và khó chịu kinh khủng. Loại phấn nền này không giống với món hàng tôi mua lần trước ở tiệm mỹ phẩm”, cô nói.
Sáng hôm sau, da mặt Mandy đã phồng lên, phải vài giờ sau, cô mới cảm thấy đỡ hơn, những vết sưng cũng có phần giảm bớt. Rõ ràng là Mandy đã mua phải một món hàng giả - thực tế này đã được khẳng định khi cô đem sản phẩm tới kiểm tra ở cửa hàng.
Thật khó để phân biệt thật, giả.
Mặc dù có bề ngoài giống hệt hàng thật nhưng các thành phần bên trong món hàng giả có chất lượng rất kém. Đáng lo ngại hơn là có chất gì đó đã gây kích ứng rất mạnh với Mandy.
Có một sự thật nếu nói ra sẽ gây sốc cho những người không tinh ý. Các loại mỹ phẩm giả đang tràn ngập thị trường được phát hiện thường chứa những thành phần gây kích ứng da và trong trường hợp xấu nhất là gây tổn thương vĩnh viễn cho da. Những món hàng rởm này thường hàm chứa những thành phần có hại như: chì, đồng, thủy ngân, thạch tín và các kim loại nặng.
Mỹ phẩm giả được làm giống hệt như thật.
Một bút chì kẻ mắt của MAC được bán trên Amazon với giá 3,5 Bảng dù giá gốc lên tới 14 Bảng Anh. Loại bút này chứa lượng đồng gấp 46 làn cho phép, có thể gây tác hại rất lớn tới mắt.
Các hãng mỹ phẩm lớn thường được làm giả nhiều nhất.
Đáng lo ngại hơn, các bác sĩ da liễu cảnh báo rằng số lượng phụ nữ bị dị ứng da đang tăng nhanh vì sử dụng mỹ phẩm rởm. Hậu quả là mụn trứng cá, các vết sưng hay trầm trọng hơn là cả bệnh vẩy nến cũng xuất hiện.
“Đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi người dùng bị tổn thương nghiêm trọng”, Christine Heemskerk – viện tiêu chuẩn thương mại cho biết. Bà cảnh báo rằng: “Các loại mỹ phẩm rởm không được sản xuất trong môi trường vô trùng. Chúng có thể chứa các thành phần gây ung thư bị cấm sử dụng.” và “Chúng có thể gây nên chứng phát ban, nhiễm trùng mắt, nghiêm trọng hơn là nhiễm độc chì, gây suy tim, thận và hệ thần kinh”
Cô cũng nói thêm rằng, các loại mỹ phẩm chính hãng được kiểm soát rất chặt chẽ và kiểm tra nghiêm ngặt trước khi được bán ra. Nhưng hàng rởm thì không tuân thủ nguyên tắc nào cả.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet